Soạn giáo án vật lí 8 kết nối tri thức bài 22: Mạch điện đơn giản
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 vật lí bài 22: Mạch điện đơn giản sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG V: ĐIỆN
BÀI 22: MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Vẽ được sơ đồ mạch điện với các kí hiệu thiết bị điện.
- Mắc được mạch điện đơn giản với pin, công tắc, bóng đèn
- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về mạch điện đơn giản
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm tìm hiểu cấu tạo và các hoạt động của chiếc đèn pin thường dùng, vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách mắc mạch điện đơn giản để trang trí gồm pin, dây nối, bóng đèn, công tắc.
- Năng lực riêng
- Vẽ được sơ đồ mạch điện với các kí hiệu thiết bị điện.
- Mắc được mạch điện đơn giản với pin, công tắc, bóng đèn.
- Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện
- Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 8.
- Bộ thí nghiệm thực hành theo nhóm, gồm: pin, bóng đèn pin, công tắc, dây dẫn để mắc mạch điện.
- Các thiết bị điện: nguồn điện, bóng đèn, dây dẫn, công tắc điện, điện trở, chuông điện, điốt, động cơ điện, biến trở, cầu chì
- Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
- Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 8.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến sơ đồ mạch điện
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học
- Nội dung: GV giới thiệu với HS các thiết bị: pin, bóng đèn, công tắc, dây dẫn, đặt vấn đề để đi đến khái niệm mạch điện
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho vấn đề nghiên cứu GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu với HS các thiết bị: Có một pin, một bóng đèn pin, một công tắc, các đoạn dây nối (như hình)
- GV đặt câu hỏi: “Làm cách nào để bóng đèn pin phát sáng?”
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV để HS tự do phát biểu, nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Bài 22: Mạch điện đơn giản
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mạch điện và các bộ phận của mạch điện
- Mục tiêu: HS nhận biết kí hiệu các bộ phận của mạch điện; vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản
- Nội dung: GV giới thiệu các bộ phận của mạch điện và kí hiệu các thiết bị điện (Bảng 22.1 SGK). GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tìm hiểu về mạch điện và các bộ phân của mạch điện thông qua việc thực hiện các yêu cầu trong phần hoạt động trong SGK
- Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu về mạch điện và các bộ phận của mạch điện
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu các bộ phận của mạch điện và kí hiệu các thiết bị điện (Bảng 22.1 SGK) - GV yêu cầu HS làm việc nhóm thực hiện các yêu cầu trong phần hoạt động (SGK – tr92) HĐ1. Vẽ sơ đồ của mạch điện trong Hình 22.1. à Các nhóm dán sản phẩm trên bảng. GV tổ chức cho HS nhận xét HĐ2. Gọi tên các thiết bị được đánh số từ (1) đến (4) ở sơ đồ mạch điện Hình 22.2. à GV chiếu hình hoặc vẽ lên bảng hình 22.2 SGK, yêu cầu các nhóm báo cáo HĐ3. Mắc mạch điện gồm pin, bóng đèn, công tắc, dây nối. Tiến hành kiểm tra và đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng. Nếu đèn không sáng, tìm nguyên nhân. à GV theo dõi các nhóm làm việc. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả HĐ4. Dòng điện cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều. Người ta quy ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây nối và các dụng cụ tiêu thụ điện tới cực âm của nguồn điện. Vẽ mũi tên chỉ chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện ở Hình 22.3. à GV yêu cầu các nhóm công bố sản phẩm trên bảng - Chú ý: Khi HS làm việc nhóm, GV đến từng nhóm quán sát, giúp đỡ, kịp thời giản quyết thắc mắc, uốn nắn sai lệch, động viên HS - GV kết luận về mạch điện và các bộ phận của mạch điện Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi tìm hiểu về mạch điện và các bộ phận của mạch điện - HS làm việc nhóm thực hành lắp sơ đồ mạch điện đơn giản Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. Mạch điện và các bộ phận của mạch điện Bảng 22.1 (SGK – tr91, 92) Trả lời hoạt động (SGK – 92) HĐ1. HĐ2. Tên các thiết bị được đánh số từ (1) đến (4) ở sơ đồ mạch điện là (1) – nguồn điện (2) – công tắc mở (3) – bóng đèn (4) – điện trở HĐ3. - HS mắc mạch điện theo sơ đồ - Nếu đèn không sáng kiểm tra một vài yếu tố sau: + Kiểm tra xem pin còn điện hay hết ⇒ Nếu hết thì thay pin mới. + Kiểm tra bóng đèn còn dây tóc hay đứt ⇒ Nếu bóng hỏng thì thay bóng mới. + Kiểm tra các đoạn dây nối có chỗ nào bị hở không, các chốt cắm, mấu nối đã chặt chưa,…. ⇒ Nếu chưa thì chỉnh lại cho mạch kín hoặc thay dây khác. HĐ4. * Kết luận - Mạch điện đơn giản gồm có nguồn điện, dây nối, công tắc và các thiết bị điện tiêu thụ năng lượng điện. - Quy ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây nối và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện
- Mục tiêu: HS công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện
- Nội dung: GV giới thiệu về cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện, tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hỏi nêu rõ công dụng của tường theiets bị ở mạng điện gia đình HS
- Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV V thuyết trình, kết hợp minh hoạ bằng hiện vật về cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi, nêu rõ công dụng của từng thiết bị ở mạng diện gia đình HS (Cầu chì ở vị trí nào? Công dụng của nó là gì?...) | II. Công dụng của cầu chì, câu dao tự động, rơle, chuông điện * Trả lời câu hỏi (SGK – tr93, 94)
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác