Soạn giáo án Địa lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 9: Đô thị hoá
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 Bài 9: Đô thị hoá sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: ĐÔ THỊ HÓA
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị.
Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.
Sử dụng được bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét và giải thích về đô thị hóa ở nước ta.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng thông tin Bảng 9.1 – 9.2, mục Ô cửa tri thức SGK tr.38 – 40 để nhận thức về đặc điểm đô thị hóa, phân bố mạng lưới đô thị, ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội.
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị; Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học trong bài để viết một báo cáo ngắn về vấn đề việc làm ở địa phương em sinh sống.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.
Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.
Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.
Thiết bị điện tử có kết nối internet.
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Đô thị hóa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS và hình thành những từ khóa có liên quan đến bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, HS nêu tên các từ khóa thể hiện đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam.
c. Sản phẩm: Các từ khóa thể hiện đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:
+ HS 2 đội viết ra bảng phụ tên các từ khóa thể hiện đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam.
+ Sau 3 phút, đội nào có nhiều từ khóa đúng và chính xác hơn, đó là đội chiến thắng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tham gia tích cực vào trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt đọc đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Một số từ khóa thể hiện đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam:
1. Đô thị vệ tinh. | 2. Quy mô đô thị. | 3. Lao động phi nông nghiệp. |
4. Mạng lưới đô thị. | 5. Dân thành thị. | 6. Ô nhiễm môi trường. |
7. Đa chức năng. | 8. Thu hút nguồn nhân lực. | 9. Tăng trưởng kinh tế. |
10. Cơ sở hạ tầng. | 11. Khoa học – công nghệ. | 12. Cảnh quan đô thị. |
13. Lao động có trình độ. | 14. Lối sống đô thị. | 15. Ùn tắc giao thông. |
16. Đô thị thông minh. | 17. Giải quyết việc làm. | … |
- GV tuyên bố đội thắng cuộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Độ thị hóa là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Quá trình này đã và đang tác động đến nền kinh tế đất nước, đời sống người dân và môi trường. Vậy, đô thị hóa ở nước ta có những đặc điểm gì và ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Đô thị hóa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam.
- Sử dụng được Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét và giải thích về đô thị hóa ở nước ta.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Bảng 9.1, thông tin mục I.1, 2, 3 SGK tr.38, 39 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Bảng 9.1, thông tin mục I.1, 2, 3 SGK tr.38, 39 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta. + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về lịch sử đô thị hóa ở Việt Nam. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về tỉ lệ dân thành thị và quy mô đô thị ở Việt Nam. Bảng 9.1. Tỉ lệ dân thành thị ở Việt Nam so với thế giới, giai đoạn 1960 – 2021 (Đơn vị: %)
+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về chức năng và lối sống đô thị ở Việt Nam. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về đặc điểm đô thị hóa (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày về đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Số lượng đô thị ngày càng được mở rộng và thay đổi chức năng. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Đặc điểm đô thị hóa 1. Lịch sử đô thị hóa ở Việt Nam - Thế kỉ III TCN: đô thị đầu tiên là Thành Cổ Loa. - Thế kỉ XIX: + Số lượng đô thị rất ít. + Phân bố ở ven sông, ven biển với chức năng hành chính, kinh tế. - Thời Pháp thuộc: hệ thống đô thị hình thành, phát triển, có chức năng hành chính, kinh tế, quân sự. - Từ 1975 – 1986: quá trình đô thị hóa diễn ra chậm. - Từ 1986 – nay: + Đô thị phát triển với nhiều chức năng khác nhau, kết cấu đồng bộ, hiện đại. + Phát triển đô thị gắn với hành lang kinh tế, hình thành vùng đô thị, đô thị thông minh. 2. Tỉ lệ dân thành thị và quy mô đô thị - Tỉ lệ dân thành thị: liên tục tăng nhưng vẫn còn thấp so với các nước trên thế giới. - Quy mô đô thị: + Mở rộng về diện tích, không gian sinh hoạt, sản xuất. + Xuất hiện đô thị mới, đô thị vệ tinh. 3. Chức năng và lối sống đô thị - Chức năng: + Trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa,….của vùng và cả nước: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… + Kinh tế công nghiệp, dịch vụ: Hải Phòng, Thái Nguyên, Biên Hòa,… - Lối sống: + Lối sống đô thị được phổ biến, lan tỏa ở nhiều khu vực nông thôn. + Thu nhập của người dân ngày càng tăng. + Đa dạng các mối quan hệ xã hội. + Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật được cải thiện. | |||||||||||||||
Tư liệu 1: Lịch sử đô thị hóa ở Việt Nam. Cổ Loa – đô thị quan trọng thời cổ đại Đô thị cổ Hội An thế kỉ XIX Phố xưa, nhà cổ Hà Nội Sài Gòn trước 1975 Thành phố Hạ Long (ảnh trái) và thành phố Vũng Tàu (ảnh phải) giai đoạn 1986 – 1995 Thành phố Cần Thơ ngày nay Thành phố cảng Hải Phòng ngày nay Tư liệu 2: Tỉ lệ dân thành thị và quy mô đô thị. Biểu đồ dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1990 – 2021 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010, 2022) Tư liệu 3: Chức năng và lối sống đô thị. Video: Hồ Chí Minh - Trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa,….của vùng và cả nước. https://www.youtube.com/watch?v=2EX8RGOGX7Y (Từ 5p25 đến hết). |
Hoạt động 2. Tìm hiểu phân bố mạng lưới đô thị
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được sự phân bố mạng lưới đô thị.
- Sử dụng được Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét và giải thích về đô thị hóa ở nước ta.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 9.2, mục Ô cửa tri thức, thông tin mục II SGK tr.39, 40 và trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
d. Tổ chức thực hiện:
Giáo án Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 9: Đô thị hoá Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 12 CTST Bài 9: Đô thị hoá
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác