Soạn giáo án Địa lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 6: Thực hành Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường địa phương

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 Bài 6: Thực hành Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường địa phương sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: THỰC HÀNH – SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN 

VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng các tư liệu từ sách, báo, internet,… để tìm hiểu về việc sử dụng hợp lí tài nguyên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học để xây dựng đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá; Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên và môi trường. 

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Hình ảnh, video về sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

Tạo sự phấn khởi cho HS khi bước vào bài học mới. 

- Huy động những kiến thức đã có của HS liên quan đến bài học. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “”Ai nhanh hơn”, thực hiện nhiệm vụ: Liệt kê các tác động tích cực và tiêu cực của con người đến tài nguyên và môi trường.

c. Sản phẩm: Các tác động tích cực, tiêu cực của con người đến tài nguyên và môi trường.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV chia lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi cho HS:

+ Đội 1: Liệt kê các tác động tích cực của con người đến tài nguyên và môi trường.

+ Đội 2: Liệt kê các tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên và môi trường.

- GV lưu ý: HS trả lời sau không trùng lặp ý của HS trả lời trước. Sau thời gian 2 phút, đội nào liệt kê được nhiều tác động hơn sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

Lần lượt từng HS trong mỗi đội luân phiên lên bảng liệt kê một tác động.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Các tác động tích cực của con người đến tài nguyên và môi trường:

  • Trồng rừng ngập mặn
  • Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
  • Sử dụng năng lượng tái tạo.

+ Các tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên và môi trường: 

  • Bùng nổ dân số gây sức ép đến môi trường.
  • Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  • Hủy hoại hệ sinh thái.
  • …..

 

- GV tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có thể thấy, những tác động của con người tới môi trường tự nhiên theo hướng tiêu cực nhiều hơn là hướng tích cực. Mặc dù có rất nhiều hành động để bảo vệ môi trường tự nhiên nhưng nó chỉ chiếm số ít so với những gì chúng ta đang hủy hoại môi trường. Như một hệ quả tất yếu, chúng ta đã và đang sẽ phải gánh chịu những hậu quả từ biến đổi khí hậu. Con người đã nhìn ra vấn đề và bắt đầu có những thay đổi tích cực. Hi vọng rằng những thay đổi này sẽ mang đến những tin vui trong tương lai, vì môi trường xanh – sạch – đẹp. Chúng ta hãy góp sức để chung tay sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường tự nhiên. Hãy cùng thực hành trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Thực hành sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường địa phương. 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1. Thu thập thông tin về tài nguyên và môi trường ở địa phương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thu thập được tài liệu qua internet, sách,…để tìm hiểu thông tin về tài nguyên và môi trường ở địa phương.

- Tham khảo được ý kiến của thầy cô, phụ huynh, người dân địa phương về các vấn đề tài nguyên và môi trường ở địa phương. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tìm hiểu thông tin về tài nguyên ở địa phương.

c. Sản phẩm: Thông tin về tài nguyên ở địa phương. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể: Tìm hiểu thông tin về tài nguyên ở địa phương.

+ Nhóm 1: Thu thập tài liệu qua internet, sách,… để tìm hiểu thông tin về tài nguyên ở địa phương.

+ Nhóm 2: Khảo sát, phỏng vấn thầy cô, phụ huynh, người dân địa phương về các vấn đề tài nguyên ở địa phương.

+ Nhóm 3: Thu thập tài liệu qua internet, sách,… để tìm hiểu thông tin về môi trường ở địa phương.

+ Nhóm 4: Khảo sát, phỏng vấn thầy cô, phụ huynh, người dân địa phương về các vấn đề môi trường ở địa phương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên cùng thực hiện.

- GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

- HS các nhóm tổng hợp, sắp xếp, chọn lọc thông tin thu thập được phù hợp với nội dung đoạn văn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Nhóm trưởng điều hành các thành viên báo cáo. 

- Cả nhóm lắng nghe, bổ sung và hoàn thiện nội dung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc nhóm và cung cấp các thông tin trọng tâm trong đoạn văn tuyên truyền về việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở địa phương.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Thu thập thông tin về tài nguyên và môi trường ở địa phương

HS tìm hiểu thông tin về tài nguyên ở địa phương.

 

Hoạt động 2. Viết đoạn văn ngắn tuyên truyền về việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở địa phương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền về việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở địa phương.  

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cụm, viết đoạn văn ngắn tuyên truyền về việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở địa phương.

c. Sản phẩm: Đoạn văn ngắn tuyên truyền về việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở địa phương.

d. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 6: Thực hành Sử dụng hợp lí Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 12 CTST Bài 6: Thực hành Sử dụng hợp lí

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác