Soạn giáo án Địa lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp.
  • Trình bày được tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp.
  • Trình bày được vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng.
  • Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển ngành thuỷ sản.
  • Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng thông tin Hình 13, Bảng 13.1 – 13.2, mục Ô cửa tri thức, thu thập kiến thức từ internet để phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển và phân bố lâm nghiệp ở nước ta; trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu phát triển và phân bố ngành thủy sản.

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Khai thác thông tin, nội dung kênh chữ trong SGK để trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản; các vấn đề quản lí, bảo vệ tài nguyên rừng.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học trong bài, tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet để viết báo cáo ngắn về vấn đề phát triển lâm nghiệp và thủy sản tại địa phương em sinh sống.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Bản đồ lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam. 

  • Hình ảnh, bảng số liệu, bài báo, đồ họa về ngành lâm nghiệp và thủy sản của nước ta.. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thủy sản. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

Tạo sự hứng thú, tăng tính tích cực học tập cho HS.

+ Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết về lâm nghiệp và thủy sản của nước ta hiện nay.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát infographic về Festival Tôm Cà Mau và yêu cầu học sinh liên tưởng trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời về điều kiện thuận lợi trong nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và một số hoạt động chính diễn ra ở sự kiện Festival tôm Cà Mau.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát infographic về Festival tôm Cà Mau:

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Các tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Cà Mau có điều kiện thuận lợi như thế nào trong nuôi trồng thủy sản? 

+ Nêu các hoạt động chính diễn ra ở sự kiện Festival tôm Cà Mau?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nhận xét về các hình ảnh quan sát được, nêu điều kiện thuận lợi trong nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và một số hoạt động chính diễn ra ở sự kiện Festival tôm Cà Mau.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết, nhận xét, chốt đáp án:

Các tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Cà Mau có điều kiện thuận lợi trong nuôi trồng thủy sản như: 

  • Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. 
  • Vùng có hơn 179,000 ha diện tích rừng ngập mặn, tạo môi trường nuôi trồng thủy sản (tôm cá) hết sức thuận lợi.
  •  Nội địa có nhiều mặt nước cửa sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

+ Các hoạt động chính diễn ra ở sự kiện Festival tôm Cà Mau:

  • Triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP
  • Ngày hội “Ẩm thực thủy sản Cà Mau”
  • Lễ hội “Diễu hành đường phố”
  • Hội thi “Sản phẩm OCOP tiêu biểu tại diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL 2023”
  • Các tour du lịch tham quan, trải nghiệm, du lịch cộng đồng văn hóa vùng sông nước Cà Mau gắn với tham quan các vùng nuôi tôm, các cơ sở sản xuất có sản phẩm OCOP, các làng nghề ven biển…..

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lâm nghiệp và thuỷ sản là những ngành đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong những năm qua. Nước ta có thế mạnh và hạn chế gì đối với sự phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản? Tình hình phát triển và phân bố của các ngành này ra sao? – Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thủy sản

-------------

……Còn tiếp……


=> Xem toàn bộ Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 12 CTST Bài 13: Vấn đề phát triển lâm nghiệp