Soạn giáo án Địa lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 24: KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
- Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về khoáng sản và thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn.
- Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển.
- Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng thông tin hình 24.1 – 24.4, bảng 24, mục Ô cửa tri thức để trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng; trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.
Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Khai thác thông tin, nội dung kênh chữ trong SGK để chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng ; trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế và nêu được hướng phát triển của vùng.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.
Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.
Hình ảnh, bảng số liệu, infographic,… về khai thác các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Phiếu học tập, giấy A1, A4, giấy ghi chú,…
Các bản đồ tự nhiên, kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.
Atlat Địa lí Việt Nam.
Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. HS quan sát và ghép nối tên các địa danh ứng với các tỉnh, thành phố.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các địa danh tương ứng với các tỉnh/thành phố của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
- GV mời HS theo tinh thần xung phong tham gia trò chơi.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+HS quan sát hai cột Tỉnh và Thông tin GV đã chuẩn bị và ghép nối tên các tỉnh ứng với các thông tin.
+ HS trả lời nhanh nhất và ghép đúng tên các tỉnh ứng với các thông tin sẽ được điểm cộng.
- GV trình chiếu thông tin:
Tỉnh |
| Địa danh |
1. Hà Giang |
| a. Cây đa Tân Trào; Na Hang |
2. Thái Nguyên |
| b. Cửa khẩu Đồng Đăng |
3. Bắc Giang |
| c. Cột cờ Lũng Cú; Chợ tình Khâu Vai |
4. Sơn La |
| d. Phan – xi – păng; Sa Pa |
5. Lào Cai |
| e. Vải thiều; Gà đồi Yên Thế |
6. Lạng Sơn |
| g. Chè; Thép |
7. Tuyên Quang |
| h. Mận hậu; Bò sữa; Thủy điện |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát quan sát hai cột Tỉnh và Thông tin; ghép nối tên các tỉnh ứng với các thông tin tương ứng.
- Các HS còn lại trong lớp cổ vũ bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời.
- Nếu trả lời sai, GV tiếp tục mời HS còn lại đưa ra đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
- 1 – c
- 2 – g
- 3 – e
- 4 – h
- 5 – d
- 6 – b
- 7 – a
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trung du và miền núi phía Bắc) là vùng có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của nước ta. Vùng có nhiều thế mạnh nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên như khoáng sản, thuỷ điện, đất đai, khí hậu; là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít người đã tạo nên nền văn hoá đa dạng. Vậy, thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đang được khai thác như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-------------
……Còn tiếp……
Giáo án Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 12 CTST Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác