Soạn giáo án Địa lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.

  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

  • Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

  • Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng từ Hình 3.1, 3.2 để nhận thức về sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam; đặc điểm tự nhiên của các miền; ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao; Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ; Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học trong bài để sưu tầm hình ảnh thể hiện sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Bản đồ phân hóa thiên nhiên Việt Nam. 

  • Hình ảnh, video về thiên nhiên phân hóa đa dạng.

  • Phiếu học tập, phiếu đánh giá sản phẩm infographic.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự phấn khởi cho HS khi bước vào bài học mới. 

b. Nội dung: GV đọc các câu thơ cho HS nghe và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết 2 câu thơ nói lên điều gì về thiên nhiên nước ta. 

c. Sản phẩm: Đặc điểm thiên nhiên nước ta qua 2 câu thơ. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đọc các câu thơ cho HS nghe:

“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt, bên mưa quây”.

                                                                         (Phan Huỳnh Điểu, Sợi nhớ sợi thương)

“Hải Vân đèo lớn vừa qua

Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè”.

                          (Tản Đà)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Cho biết 2 câu thơ nói lên điều gì về thiên nhiên nước ta. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập 

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm thiên nhiên nước ta qua 2 câu thơ. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Câu thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây/Bên nắng đốt, bên mưa quây” nói đến hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.

+ Câu thơ “Hải Vân đèo lớn vừa qua/ Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè” nói đến hiện tượng thời tiết:

  • Phía Bắc đèo Hải Vân có hiện tượng thời tiết mưa phùn, gió bấc.
  • Phía Nam đèo Hải Vân thời tiết nắng nóng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bên cạnh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên nước ta còn có sự phân hóa rõ nét trong không gian theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao. Từ đó, đã hình thành nên các miền địa lí tự nhiên. Vậy, sự phân hóa thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu thiên nhiên phân hóa đa dạng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.

- Sử dụng được Bản đồ phân hóa thiên nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật “Mảnh ghép”, khai thác Hình 3.1, thông tin mục I.1, 2, 3 SGK tr.16 – 19 và trả lời câu hỏi: Chứng minh sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận nhóm theo kĩ thuật “Mảnh ghép”.

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

- GV chia lớp thành 2 cụm, mỗi cụm 3 nhóm.

Cụm 1

Lối di chuyển

Cụm 2

Nhóm 1

Nhóm 3

Nhóm 5

Nhóm 2

Nhóm 4

Nhóm 6

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: 

Khai thác Hình 3.1, thông tin mục I.1, 2, 3 SGK tr.16 – 19 và trả lời câu hỏi: Chứng minh sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao. 

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu thiên nhiên phân hóa Bắc – Nam.

Hình 3.1. Phân hóa

thiên nhiên Việt Nam

    

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu thiên nhiên phân hóa Đông – Tây. 

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu thiên nhiên phân hóa theo độ cao. 

- GV cho HS xem thêm tư liệu về sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam.

Tư liệu 1:

Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh

Video tài nguyên biển Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=opKijiXcOKg

Đồng bằng Bắc bộ đặc trưng bởi hệ thống đê

Đồng bằng Nam Bộ đặc trưng bởi hệ thống đê

Dãy Hoàng Liên Sơn

Dãy Trường Sơn

Video về dãy Trường Sơn:

https://www.youtube.com/watch?v=S20_PuTBo-8 

(Từ đầu đến 1p50).

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

- GV cho HS hình thành nhóm mảnh ghép sao cho các nhóm ở mỗi cụm đều có đủ các thành viên đại diện của 3 nhóm chuyên gia. Các nhóm tiến hành trình bày và thảo luận những nội dung đã tìm hiểu ở vòng 1.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm mới: Thiết kế infographic về sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam. 

- GV phát cho HS phiếu đánh giá sản phẩm Infographic (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ  theo nhóm như hướng dẫn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS di chuyển theo kĩ thuật “Phòng tranh” để tham quan sản phẩm.

- Các nhóm đặt câu hỏi, giải đáp thắc mắc và đánh giá đồng đẳng theo phiếu đánh giá. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Đặc điểm lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến và ảnh hưởng của gió mùa là nhân tố chủ yếu làm thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam.

+ Tác động của gió mùa kết hợp với địa hình đã làm thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều từ đông sang tây với 3 khu vực khá rõ rệt là vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng và vùng đồi núi. 

+ Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao, bao gồm 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Thiên nhiên phân hóa đa dạng

1. Phân hóa Bắc – Nam

a. Phần lãnh thổ phía Bắc (từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở ra Bắc)

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa. 

+ Mùa đông: lạnh.

+ Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều.

- Nhiệt độ trung bình: 

+ Nhiệt độ trung bình năm chủ yếu trên 20°C.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.

- Hệ sinh thái tiêu biểu: rừng nhiệt đới gió mùa. 

+ Thực vật: mùa đông, có nhiều loại cây rụng lá. Mùa hè, cây cối phát triển.

+ Động vật: gấu, chồn,…

b. Phần lãnh thổ phía Nam (từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở vào Nam)

- Khí hậu: cận xích đạo gió mùa. 

+ Nóng quanh năm.

+ Có 2 mùa: mưa và khô.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. 

- Hệ sinh thái tiêu biểu: rừng cận xích đạo gió mùa. 

+ Thực vật: Cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô.

+ Động vật: voi, hổ, báo,…

2. Phân hóa Đông – Tây

a. Vùng biển và thềm lục địa

- Vùng biển: 

+ Diện tích rộng.

+ Thiên nhiên đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới gió mùa.

+ Giàu tài nguyên khoáng sản, sinh vật.

- Vùng thềm lục địa:

+ Phía bắc, nam: mở rộng, đáy nông.

+ Miền Trung: bị thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển sâu.

b. Vùng đồng bằng

- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ: mở rộng, bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ.

+ Đồng bằng Bắc Bộ: hệ thống đê.

+ Đồng bằng Nam Bộ: hệ thống sông ngòi, kênh, rạch.

- Đồng bằng ven biển Trung Bộ: 

+ Nhỏ, hẹp, bị chia cắt.

+ Hình thành các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn.

+ Đất đai kém màu mỡ.

+ Có nhiều hệ sinh thái.

+ Có tiềm năng phát triển kinh tế biển.  

c. Vùng đồi núi

Phân bố ở phía Tây, phân hóa tự nhiên diễn ra mạnh, phức tạp.

- Dãy Hoàng Liên Sơn:

+ Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi.

+ Thiên nhiên vùng núi Tây Bắc: đầy đủ 3 đai cao.

- Dãy Trường Sơn:

+ Đông Trường Sơn là mùa mưa – Tây Nguyên là mùa khô. 

+ Tây Nguyên là thời kì mưa nhiều – Đông Trường Sơn khô nóng. 

3. Phân hóa theo độ cao

Bảng phân hóa thiên nhiên theo độ cao ở nước ta đính kèm phía dưới Hoạt động 1. 

BẢNG: SỰ PHÂN HÓA THIÊN NHIÊN THEO ĐỘ CAO Ở NƯỚC TA

Đặc điểm

Đai nhiệt đới gió mùa

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Đai ôn đới gió mùa trên núi

Độ cao TB

Miền Bắc

Dưới 600 – 700m.

Từ 600 – 700 m đến 

2 600m.

 

Trên 2 600 m.

Miền Nam

Dưới 900 – 1 000m.

Từ 900 – 1 000 m đến 

2 600 m.

 

Khí hậu

Mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng mùa hạ trên 25°C), độ ẩm từ khô đến ẩm ướt.

Khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình tháng mùa hạ dưới 25°C), mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

Có tính chất ôn đới (quanh năm nhiệt độ dưới 15°C), mùa đông dưới 5°C).

Đất

- Đất phù sa: chiếm 24% diện tích.

- Đất feralit: chiếm trên 60% diện tích.

- Đất feralit có mùn: dưới 

1 700 mét.

- Đất mùn: trên 1 700 mét.

 

Đất mùn thô. 

Sinh vật

Rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thường xanh, rừng nhiệt đới ẩm lá rộng,…

- Dưới 1 700 m: rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim; các loại thú có lông.

- Trên 1 700 m: rừng kém phát triển; các loại chim di cư. 

- Từ 2 600 m trở lên: thiết sam, lãnh sam.

- Từ 2 800 m trở lên: họ tre trúc lùn.

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM INFOGRAPHIC

Tiêu chí 

Mức độ

Điểm

4

3

2

1

1. Nội dung

(x2)

- Đầy đủ, chính xác.

- Bố cục hợp lí, các nội dung sắp xếp rõ ràng, dễ hiểu.

- Thông tin ngắn gọn, có chọn lọc.

- Khá đầy đủ, chính xác.

- Bố cục hợp lí, các nội dung sắp xếp rõ ràng.

- Thông tin ngắn gọn.

 

- Khá đầy đủ, tuy nhiên còn một số thông tin chưa chính xác.

- Một số nội dung sắp xếp chưa hợp lí, khó hiểu.

- Thông tin còn dài dòng. 

- Chưa đầy đủ, còn nhiều thông tin sai sót.

- Bố cục lộn xộn, nhiều nội dung sắp xếp chưa hợp lí, khó hiểu. 

- Thông tin dài dòng, chưa chọn lọc.

 

2. Thẩm mĩ

- Kiểu chữ và cỡ chữ phù hợp, dễ đọc.

- Màu sắc hài hòa.

- Các nhánh cân đối, có nhiều tầng kiến thức.

- Có hình vẽ, biểu tượng minh họa sinh động. 

- Kiểu chữ hoặc cỡ chữ còn khó đọc. 

- Màu sắc hài hòa.

- Các nhánh cân đối, có 2 – 3 tầng kiến thức.

- Có hình vẽ, biểu tượng minh họa nhưng chưa sinh động. 

- Kiểu chữ và cỡ chữ chưa hợp lí.

- Màu sắc phù hợp.

- Các nhánh chưa cân đối, có 1 – 2 tầng kiến thức.

- Có ít hình vẽ, biểu tượng minh họa.

 

- Kiểu chữ và cỡ chữ không thống nhất, khó đọc.

- Màu sắc đơn điệu hoặc gây rối mắt.

- Các nhánh không cân đối, chỉ có một tầng kiến thức.

- Không có hình vẽ, biểu tượng minh họa. 

 

3. Sáng tạo

Ý tưởng độc đáo, mới lạ, mang phong cách riêng của nhóm.

Ý tưởng độc đáo, mới lạ.

Ý tưởng mới lạ nhưng chưa phù hợp.

Ý tưởng không có sự mới lạ, độc đáo. 

 

4. Thuyết trình

- Tự tin, linh hoạt; giọng nói to, rõ, lưu loát, dễ hiểu.

- Giải đáp được hầu hết các câu hỏi của  người nghe.

- Tự tin; giọng nói to, dễ hiểu.

- Giải đáp được một số câu hỏi của  người nghe.

 

 

- Hơi rụt rè, giọng nói nhỏ.

- Giải đáp được một số câu hỏi của người nghe nhưng chưa rõ ràng, cụ thể.

- Người thuyết trình còn rụt rè;  nói nhỏ, vấp, diễn đạt khó hiểu.

- Không giải đáp được câu hỏi của người nghe.

 

Tổng điểm

…/20

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu các miền địa lí tự nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác Hình 3.2, thông tin mục II.1, 2, 3 SGK tr.19 – 21 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

d. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 12 CTST Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của