Soạn giáo án Địa lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 10: Thực hành Tìm hiểu về địa lí dân cư Việt Nam

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 Bài 10: Thực hành Tìm hiểu về địa lí dân cư Việt Nam sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: THỰC HÀNH – TÌM HIỂU VỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Viết được báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề: dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng các tư liệu từ sách, báo, internet,… để tìm hiểu về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở Việt Nam.

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Viết được báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề: dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở Việt Nam.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học để viết được báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề: dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở Việt Nam.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Phiếu đánh giá sản phẩm bài viết báo cáo.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

Tạo sự phấn khởi cho HS khi bước vào bài học mới. 

- Huy động những kiến thức đã có của HS liên quan đến bài học. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chuyền bóng theo nhạc”, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan kiến thức đã học về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở nước ta.

c. Sản phẩm: Đáp án đúng cho mỗi câu hỏi TN về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở nước ta.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chuyền bóng theo nhạc”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ GV mở một bài nhạc vui nhộn, HS tiến hành chuyền bóng theo vòng. 

+ Khi nhạc dừng ngẫu nhiên, HS nào đang giữ bóng trên tay sẽ phải trả lời một câu hỏi của GV liên quan đến kiến thức đã học về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở nước ta. 

- GV mở nhạc và mời HS bắt đầu tham gia trò chơi:

https://www.youtube.com/watch?v=mF8jMCtI_us

Câu 1: Việt Nam là quốc gia đông dân với khoảng:

A. 93,2 triệu người.

B. 88,4 triệu người.

C. 89,1 triệu người. 

D. 98,5 triệu người.

Câu 2: Việt Nam chính thức bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng vào năm:

A. 2005.

B. 2007.

C. 2006. 

D. 2008.

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây.

“…………….là địa danh lịch sử ở Hưng Yên. Vào các thế kỉ XVII – XVIII, nơi đây là thương cảng cổ nổi tiếng của Việt Nam. Đó là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng. Ngoài kinh đô Thăng Long - Kẻ Chợ là thủ đô phồn vinh nhất nước, thì đây là đô thị nổi bật đứng ở vị trí thứ hai”.

A. Hội An.

B. Phố Hiến.

C. Gia Định.

D. Thanh Hà. 

Câu 4: Tỉ lệ dân thành thị nước ta so với các nước trên thế giới như thế nào?

A. Thấp.

B. Cao.

C. Khá cao. 

D. Trung bình. 

Câu 5: Vùng nào có tổng số đô thị thấp nhất cả nước?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6: Đâu không phải là hạn chế của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

A. Sức ép về cơ sở hạ tầng.

B. Khoa học – công nghệ chưa có cơ chế phát triển.

C. Giải quyết việc làm, giáo dục, nhà ở.

D. Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông.

Câu 7: Giải quyết được vấn đề việc làm cho số lao động tăng thêm hằng năm là do:

A. Các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng.

B. Thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất. 

C. Liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước. 

D. Cơ chế kết nối cung – cầu tự động giữa thị trường trong và ngoài nước.

Câu 8: Chất lượng nguồn lao động nước ta đang được nâng lên nhờ kết quả của quá trình:

A. Triển khai tốt các quy định về bảo hiểm xã hội.

B. Đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước.

C. Tạo việc làm ở khu vực nông thôn, miền núi.

D. Đào tạo lao động.

Câu 9: Đâu không phải là một đô thị trực thuộc trung ương ở nước ta?

A. Quảng Ninh.

B. Hải Phòng.

C. Cần Thơ.

D. Đà Nẵng.

Câu 10: Một đô thị sông nước, một trung tâm kinh tế, một thành phố đa dạng tộc người và văn hóa, một đô thị sớm được quy hoạch hoàn chỉnh theo kiểu phương Tây là đặc trưng của đô thị:

A. Nha Trang.

B. Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Đà Nẵng.

D. Biên Hòa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để chơi trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

B

C

A

B

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

D

A

A

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để nắm được rõ hơn về địa lí dân cư Việt Nam (dân số, lao động và việc làm cũng như quá trình đô thị hóa ở Việt Nam), chúng ta sẽ cùng nhau thực hành trong bài học ngày hôm nay - viết báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề của địa lí dân cư Việt Nam. Chúng ta cùng vào bài học – Bài 10: Thực hành tìm hiểu về địa lí dân cư Việt Nam. 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1. Thu thập thông tin về địa lí dân cư Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thu thập được tài liệu qua internet, sách,… để tìm hiểu về địa lí dân cư Việt Nam. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thu thập thông tin về địa lí dân cư Việt Nam.

c. Sản phẩm: Thông tin về địa lí dân cư Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Thu thập tài liệu qua internet, sách,… để tìm hiểu thông tin về cơ cấu dân số (theo tuổi, giới tính, dân tộc).

+ Nhóm 2: Thu thập tài liệu qua internet, sách,… để tìm hiểu thông tin về tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động; sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.

+ Nhóm 3: Thu thập tài liệu qua internet, sách,… để tìm hiểu thông tin về đô thị thông minh, vùng đô thị. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên cùng thực hiện.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Nhóm trưởng điều hành các thành viên báo cái,

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung, hoàn chỉnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc nhóm và cung cấp các yêu cầu về thông tin cần có trong bài báo cáo.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Thu thập thông tin về địa lí dân cư Việt Nam

1. Cơ cấu dân số (theo tuổi, giới tính, dân tộc)

- Theo tuổi:

+ Có xu hướng già hóa.

+ Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng. 

- Theo giới tính:

+ Tỉ lệ giới tính của dân số: khá cân bằng - 99,4 nam/100 nữ (2021).

+ Tỉ số giới tính khi sinh: chênh lệch lớn - 112 bé trai/100 bé gái (2021). 

- Theo dân tộc:

+ Có nhiều thành phần dân tộc (54 dân tộc): 

  • Dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số (Tày, Thái, Mường, Khơ-me,…).
  • + Dân tộc Kinh có số dân đông nhất (85%), dân tộc thiểu số chiếm 15%/cả nước (2021).

+ Bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài:

  • 5,3 triệu người.
  • Là bộ phận không tách rời, nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, luôn hướng về quê hương, đất nước. 

2. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động; sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế 

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động:

+ Tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa thành thị, nông thôn có sự khác nhau.

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn.

- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động.

+ Ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ: tỉ trọng lao động có xu hướng tăng.

+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: tỉ trọng lao động có xu hướng giảm. 

3. Thông tin về đô thị thông minh và vùng đô thị

- Đô thị thông minh:

+ Khái niệm: là mô hình của một thành phố áp dụng những công nghệ hiện đại tiên tiến nhất giúp kết nối và tạo lên một hệ thống hữu cơ tổng thể để nâng cao chất lượng cuộc sống, phục vụ chính quyền và cải thiện cuộc sống cho người dân.

+ Cấu trúc:

  • Quản lý - tổ chức.
  • Công nghệ.
  • Môi trường tự nhiên.
  • Cộng đồng cư dân.
  • Kinh tế.
  • Hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông.

+ Vai trò:

  • Giúp tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả. 
  • Giúp thành phố quản lý điều hành thống nhất và hiệu quả ở tất cả các lĩnh vực.
  • Giúp an ninh công cộng đảm bảo hơn.
  • Cư dân được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, không gian sống hài hòa, đa dạng, được tôn trọng và tạo các điều kiện tốt nhất để phát triển bản thân, phát huy sự sáng tạo.

+ Thách thức:

  • Gây ra mối lo ngại lớn về vấn đề bảo mật thông tin, lạm dụng quyền riêng tư. 
  • Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng lớn và đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt đối với mỗi đô thị, nếu áp dụng không phù hợp sẽ gây hậu quả tiêu cực.

+ Một số thành phố xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…

- Vùng đô thị: 

+ Khái niệm: là trung tâm đông dân số, gồm một đại đô thị và các vùng phụ cận nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đô thị này. 

+ Vùng đô thị Việt Nam: được lập ra để khuyến khích và thúc đẩy sự tăng trưởng của các trung tâm đô thị khu vực, vùng đô thị, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập, bắt kịp xu thế cơ cấu đô thị đa trọng tâm và kết mạng của các nước phát triển trên thế giới và khu vực.

+ Các vùng đô thị lớn:

  • Vùng thủ đô Hà Nội: thành phố Hà Nội là hạt nhân và 9 tỉnh là Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình.
  • Vùng Thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân và 7 tỉnh là Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tiền Giang.

Hoạt động 2. Viết báo cáo ngắn giới thiệu về một trong các chủ đề (dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa) ở Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề (dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa) ở Việt Nam.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề (dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa) ở Việt Nam.

c. Sản phẩm: Báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề (dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa) ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 10: Thực hành Tìm hiểu về địa Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 12 CTST Bài 10: Thực hành Tìm hiểu về địa