Soạn giáo án Địa lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Lao động và việc làm

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 Bài 8: Lao động và việc làm sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta.

  • Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta.

  • Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

  • Liên hệ được thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm.

  • Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm.  

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng thông tin Bảng 8.1 – 8.4, Hình 8.1 – 8.2 để nhận thức về đặc điểm nguồn lao động, tình hình sử dụng lao động và vấn đề việc làm, hướng giải quyết việc làm ở nước ta. 

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta; Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta; Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học trong bài để viết một báo cáo ngắn về vấn đề việc làm ở địa phương em sinh sống.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Hình ảnh, video về thị trường lao động, việc làm ở Việt Nam.

  • Phiếu học tập.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Lao động và việc làm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng khởi cho HS và hình thành những từ khóa có liên quan đến bài học. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhanh như chớp”, HS kể tên các ngành nghề trong xã hội hiện nay. 

c. Sản phẩm: Tên các ngành nghề trong xã hội hiện nay.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhanh như chớp”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS chia thành 2 đội chơi, yêu cầu HS kể tên các ngành nghề trong xã hội hiện nay.

+ Mỗi đội chơi lần lượt kể tên một ngành nghề. HS trả lời sau không trùng với các đáp án đã có.

+ Thời gian chờ cho mỗi đội là 3 giây. Nếu vượt quá 3 giây mà đội không đưa ra câu trả lời, đội đối phương sẽ giành chiến thắng. 

+ GV gọi ngẫu nhiên thành viên trong mỗi đội trả lời ở mỗi lượt thay vì HS tự xung phong trả lời.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tích cực tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện HS mỗi nhóm lần lượt nêu tên các ngành nghề trong xã hội hiện nay.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Tên một số ngành nghề trong xã hội hiện nay:

+ Ngành công nghệ thông tin.

+ Ngành quản trị kinh doanh.

+ Ngành marketing.

+ Ngành xây dựng.

+ Ngành công nghệ thực phẩm.

+ Ngành du lịch, quản lí khách sạn.

+ Ngành điện, cơ khí.

+ Ngành tư vấn tâm lí xã hội.

+ Ngành giáo dục.

+ ….

- GV tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Với quy mô dân số đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào và trình độ lao động ngày càng được nâng cao. Đây là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Vậy, làm thế nào để giải quyết tốt mối quan hệ giữa lao động và việc làm? Các hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Lao động và việc làm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm dân số 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đặc điểm nguồn lao động.

- Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu lao động.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Bảng 8.1 – 8.2, thông tin mục I.1 – 2 SGK tr.34, 35 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, nêu đặc điểm nguồn lao động nước ta.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về đặc điểm nguồn lao động nước ta.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Bảng 8.1 – 8.2, thông tin mục I.1 – 2 SGK tr.34, 35 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ

Câu 1. Dựa vào bảng 8.1 và thông tin mục I.1 SGK, nhận xé về lực lượng lao động ở nước ta.

Bảng 8.1. Lực lượng lao động và tỉ lệ lao động từ 15 tuổi 

trở lên so với số dân cả nước, giai đoạn 2005 – 2021

Năm

Lực lượng lao động (triệu người)

Tỉ lệ lao động trong tổng số dân (%)

2005

44,9

54,5

2010

50,4

58,0

2015

54,3

58,8

2021

50,6

51,3

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006, 20210, 2016, 2022)

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

Câu 2. 

a. Dựa vào kiến thức đã học và thông tin tham khảo, hãy cho biết những phẩm chất lao động của người Việt Nam.

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

b. Dựa vào link tham khảo, nhận xét năng suất lao động ở Việt Nam so với một số nước trong khu vực.

Link tham khảo:

https://infographics.vn/nang-suat-lao-dong-cua-viet-nam-con-khoang-cach-so-voi-nhieu-nuoc-trong-khu-vuc/13690.vna

https://infographics.vn/viet-nam-phan-dau-nam-trong-nhom-3-nuoc-dan-dau-asean-ve-toc-do-tang-nang-suat-lao-dong-vao-nam-2030/209276.vna

…………………………

c. Dựa vào bảng 8.2 trong SGK, nhận xét về tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2021.

Bảng 8.2. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta 

giai đoạn 2010 – 2021

(Đơn vị: %)

Năm

2010

2015

2021

Sơ cấp

1,9

3,3

6,8

Trung cấp

5,2

5,4

4,1

Cao đẳng

2,0

3,0

3,5

Đại học trở lên

5,6

8,7

11,7

Tổng số

14,7

20,4

26,1

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006, 20210, 2016, 2022)

……………………

d. Rút ra kết luận về chất lượng lao động ở nước ta

……………………

- GV mở rộng, cung cấp thêm cho HS tư liệu về nguồn lao động nước ta:

Tư liệu 1: 

Bộ Luật Lao động năm 2019 Việt Nam quy định:

- Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi.

- Tuổi nghỉ hưu đang được điều chỉnh tăng dần để đến năm 2028, lao động nam về hưu khi đủ 62 tuổi; lao động nữ từ năm 2035 về hưu khi đủ 60 tuổi.

https://www.youtube.com/watch?v=29XHVHK5wwI

https://www.youtube.com/watch?v=YuOJ7Cu0CMA

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS trình bày về đặc điểm dân số theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Bình quân mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1 triệu lao động.

+ Hiện nay, chất lượng lao động ngày càng tăng, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Đặc điểm dân số 

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC  TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ

Câu 1. Dựa vào bảng 8.1 và thông tin mục I.1 SGK, nhận xé về lực lượng lao động ở nước ta.

- Đặc điểm:

+ Nguồn lao động dồi dào, lực lao động chiếm trên 50% số dân.

+ Hằng năm, tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.

- Vai trò:

+ Là nhân tố thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

+ Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và thế giới. 

Câu 2. 

a. Dựa vào kiến thức đã học và thông tin tham khảo, hãy cho biết những phẩm chất lao động của người Việt Nam.

- Cần cù, chịu khó, sáng tạo.

- Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ cồng nghiệp.

b. Dựa vào link tham khảo, nhận xét năng suất lao động ở Việt Nam so với một số nước trong khu vực.

- Liên tục gia tăng cả về giá trị và tốc độ. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, còn khoảng cách xa so với khu vực và thế giới.

- Phấn đấu nằm trong 3 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2023. 

c. Dựa vào bảng 8.2 trong SGK, nhận xét về tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2021.

- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo liên tục tăng, đặc biệt là lao động có trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn, đáp ứng yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp và thị trường.

d. Rút ra kết luận về chất lượng lao động ở nước ta

Quá trình đào tạo lao động và cơ chế thị trường đang tạo ra một thế hệ người lao động tiếp thu nhanh các thành tựu của khoa học – công nghệ ứng dụng trong sản xuất, giúp lao động có khả năng hội nhập tốt với lao động thế giới. 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu tình hình sử dụng lao động

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta. 

- Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 8.1 – 8.2, Bảng 8.3 SGK tr.35, 36 và trả lời câu hỏi: Phân tích tình hình sử dụng lao động phân thaeo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, thành thị và nông thôn. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta. 

d. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án địa lí 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 8: Lao động và việc làm Địa lí 12 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 12 CTST Bài 8: Lao động và việc làm