Soạn giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài Ôn tập chủ đề 3: Công nghệ thức ăn chăn nuôi
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 Bài Ôn tập chủ đề 3: Công nghệ thức ăn chăn nuôi - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3. CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI (1 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
- Hiểu và trình bày được những kiến thức đã học về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, các loại thức ăn trong chăn nuôi, sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi cũng như ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Về năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tự tìm hiểu thêm các nội dung liên quan kiến thức bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực hợp tác, làm việc nhóm thảo luận câu hỏi, hệ thống lại kiến thức đã học…để trình bày, chia sẻ ý tưởng, báo cáo kết quả học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Tìm tòi, sáng tạo, giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc và học tập.
Năng lực riêng:
- Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Trình bày được các loại thức ăn chăn nuôi, sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Sử dụng công nghệ hiện đại vào chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Liên hệ thực tiễn ở địa phương, phân tích và đưa ra phương án hợp lí để phát triển ngành chăn nuôi.
- Phẩm chất:
- Có ý thức học tập và rèn luyện, trách nhiệm với các nhiệm vụ học tập được giao.
- Yêu thích ngành nghề chăn nuôi.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu
- Sơ đồ khối hệ thống kiến thức chủ đề 3.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT, vở ghi
- Hệ thống lại kiến thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở cho HS nhớ lại các kiến thức đã học trong chủ đề 3.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ trả lời.
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi : Trong chủ đề 3, em đã được tìm hiểu những nội dung gì? Hãy liệt kê lại những nội dung em đã được học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.
- GV dẫn dắt vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại các nội dung trong chủ đề 3. Công nghệ thức ăn chăn nuôi.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
- Mục tiêu: HS trình bày và giải thích được các nội dung đã học trong chủ đề 3.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành sơ đồ theo mẫu trang 67.
- Sản phẩm: Sơ đồ đã hoàn thành của HS.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK và điền vào các nội dung còn thiếu theo nhóm:
+ Nhóm 1,3: Bài 8 + 9 SGK
+ Nhóm 2,4: Bài 10 + 11 SGK
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và hoàn thành bài tập
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời.
Bài 8. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi:
- Nhu cầu duy trì
- Nhu cầu sản xuất
- Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
- Khái niệm
- Nhu cầu năng lượng
- Nhu cầu protein và amino acid
- Nhu cầu khoáng
- Nhu cầu vitamin
- Khẩu phần ăn
- Khái niệm
- Các bước xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi
Bài 9. Các loại thức ăn trong chăn nuôi
- Khái niệm
- Các nhóm thức ăn chăn nuôi
- Thức ăn tinh
- Thức ăn thô, xanh
- Thức ăn bổ sung và phụ gia
- Thức ăn hỗn hợp
Bài 10. Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi
- Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Sản xuất thức ăn ủ chua
- Sản xuất thức ăn ủ men
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
- Phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi
- Bảo quản thức ăn thô
- Bảo quản nguyên liệu thức ăn
- Bảo quản thức ăn công nghiệp
Bài 11. Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi
- Công nghệ enzyme
- Tăng cường tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng
- Tăng hiệu quả lên men
- Công nghệ lên men
- Chế biến thức ăn lên men lỏng trong chăn nuôi lơn
- Chế biến thức ăn thô, xanh cho gia súc nhai lại
- Bảo quản lạnh
- Sử dụng nhiệt độ thấp để bảo quản
- Phòng lạnh được lắp hệ thống cảm biến nhiệt kế
- Bảo quản bằng silo
- Bảo quản nguyên liệu sản xuất thức ăn với số lượng lớn
- Dùng để ủ chua thức ăn cho gia súc nhai lại
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS vận dụng lí thuyết đã học vào hoàn thành các bài tập.
- Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm, 9 nhóm lên bốc thăm và mỗi nhóm hoàn thành 1 câu hỏi từ câu 1 đến câu 9.
- GV hướng dẫn: Các nhóm bốc thăm và thảo luận, trình bày kết quả lên bảng phụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, trình bày kết quả thảo luận ra bảng phụ hoặc giấy A0.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập.
Câu 1: Hãy nêu khái niệm và ví dụ về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
Gợi ý:
- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong một ngày đêm.
- Ví dụ về nhu cầu năng lượng:
Loài vật nuôi | Nhu cầu hàng ngày (kcal) | Tỉ lệ nhu cầu duy trì so với nhu cầu tổng số | ||
Nhu cầu duy trì | Nhu cầu sản xuất | Tổng số | ||
Bò sữa nặng 500 kg, cho 18 kg sữa/ngày | 8000 | 13600 | 21600 | 37% |
Bò thịt nặng 300 kg, tăng trọng 1 kg/ngày | 6931 | 3585 | 10516 | 66% |
Lợn nặng 45 kg, tăng trọng 680 g/ngày | 1200 | 3000 | 4200 | 29% |
Câu 2: Hãy giải thích tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi.
Gợi ý:
Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm.
Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.
Câu 3: Hãy nêu đặc điểm và vai trò của các nhóm thức ăn cho vật nuôi.
Gợi ý:
Thức ăn tinh gồm:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác