Soạn giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 23: Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 Bài 23: Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 23: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÍ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
(3 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được một số biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự nghiên cứu thu thập thông tin dữ liệu qua nội dung SGK để trả lời câu hỏi.
- Hợp tác theo nhóm để trao đổi, thảo luận về biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi.
Năng lực riêng:
- Nắm bắt được biện pháp trong xử lí chất thải chăn nuôi: công nghệ biogas, ủ phân, làm thức ăn chăn nuôi cho động vật khác, máy ép tách phân, tiết kiệm nước, đệm lót sinh học.
- Ứng dụng được các công nghệ lên men, chế phẩm sinh học trong bảo vệ môi trường, chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn để bảo vệ môi trường chăn nuôi.
- Chỉ ra được các biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi.
- Phẩm chất
- Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
- Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
- Hình ảnh, video về các loại chất thải chăn nuôi và biện pháp xử lí.
- Hình ảnh, video về ứng dụng CNSH trong bảo vệ môi trường chăn nuôi.
- Máy ảnh, máy quay video hoặc điện thoại thông minh có chức năng chụp ảnh, quay video, mẫu phiếu điều tra, giấy, bút.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến các biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở cho HS về vai trò của chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi.
- Nội dung: GV cho HS quan sát Hình 23.1, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời về vai trò của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát hình ảnh 23.1và trả lời câu hỏi: Cho biết vai trò của chế phẩm sinh học được thể hiện trong Hình 23.1.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân, thảo luận và trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Chế phẩm sinh học sử dụng để xử lí chất thải rắn thành phân hữu cơ dùng để bón cho cây trồng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 23: Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về một số biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được lợi ích của việc sử dụng công nghệ biogas trong xử lí chất thải chăn nuôi.
- Nêu được các phương pháp ủ phân; Trình bày dược quy trình xử lí chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học.
- Trình bày được cách xử lí chất thải chăn nuôi sản xuất thức ăn cho động vật khác và nêu tác dụng của chúng.
- Trình bày được quy trình xử lí chất thải bằng máy ép tách phân.
- Nêu được ưu và nhược điểm của mô hình chăn nuôi tiết kiệm nước.
- Nêu được phương pháp sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi.
- Nội dung: GV chia nhóm, hướng dẫn HS thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập SGK.
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về một số biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
*Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về Xử lí chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung Xử lí chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 128, 129 SGK: 1. Sử dụng công nghệ biogas mang lại những lợi ích gì? 2. Hãy quan sát Hình 23.2 và mô tả quy trình xử lí chất thải bằng công nghệ biogas. - GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi luyện tập trang 129: Hãy quan sát Hình 23.2 và mô tả cấu tạo bể biogas. Bể điều áp có vai trò gì? - GV tổng kết về Xử lí chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời: + Câu hỏi hình thành kiến thức trang 128, 129 SGK: Trình bày dưới Nội dung 1.1. + Câu hỏi luyện tập trang 129 SGK: · Cấu tạo bể biogas gồm: chuồng trại, khí gas, bể chứa sau hầm biogas, bể điều áp, khu chứa khí, phần váng, phần sinh khí, chất lơ lửng và chất lắng cặn. · Bể điều áp có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo áp suất ổn định và tránh sự tràn khí ra bên ngoài. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Một số biện pháp phổ biến trong xử lí chất thải chăn nuôi 1.1. Xử lí chất thải chăn nuôi bằng công nghệ biogas - Sử dụng công nghệ biogas là lợi dụng vi khuẩn kị khí trong bể biogas để phân hủy chất hữu cơ. - Các vi khuẩn kị khí sẽ phân hủy chất hữu cơ trong chất thải thành: + Hỗn hợp khí sinh học (chủ yếu là CH4 chiếm khoảng 60 – 70% và các khí CO2, N2, H2, CO,...). + Phần lắng cặn (gồm mùn, các chất dinh dưỡng dễ hòa tan, một số nguyên tố khoáng như Cu, Zn, Fe, Mn,...). + Nước thải. è Sử dụng công nghệ biogas giúp bảo vệ môi trường hiệu quả. è Hạn chế khi sử dụng công nghệ biogas: cần diện tích lớn, đầu tư ban đầu cao. | ||||||||||||||||||
*Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK – tr.128, 129): 1. Hệ thống biogas giúp xử lí được lượng lớn chất thải chăn nuôi góp phần bảo vệ môi trường, phần khí sinh học thu được từ bể biogas được dùng làm nhiên liệu cho đun nấu hoặc phát điện, phần lắng cặn được sử dụng làm phân bón, nước thải sau xử lí có thể sử dụng cho ao nuôi cá hoặc tưới cây. 2. Quy trình xử lí chất thải bằng công nghệ biogas: - Thu gom chất thải từ trang trại về bể, loại bỏ cát, đá, sỏi, cành cây,... hòa loãng thành dịch phân, đưa vào hầm biogas. - Sau khi nạp vào bể, đậy nắp bể, đóng tất cả các van khí lại để tạo môi trường kị khí cho quá trình phân hủy. Trong môi trường kị khí, phân và các hợp chất hữu cơ bị phân hủy thành các chất hòa tan vào chất khí (gas). Chất khí này gồm hỗn hợp khí methane (60 – 70%), CO2 và các chất khí khác (30 – 40%). - Khi được sử dụng để đun nấu, chiếu sáng, sấy nông sản,... - Phần lắng cặn được sử dụng làm phân bón. - Nước thải sau bể biogas được đưa qua các bể sinh học tùy hệ thống (bể lắng, bể hiếu khí, hồ sinh học), sau đó có thể tái sử dụng cho ao nuôi cám tưới cho cây hoặc thải ra môi trường. | |||||||||||||||||||
*Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về Xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ phân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung Xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ phân và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 129, 130 SGK: 1. Có những phương pháp ủ phân nào? 2. Quan sát Hình 23.4 và mô tả quy trình xử lí chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học. - GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi luyện tập trang 129, 130: 1. Hãy so sánh ưu và nhược điểm của các phương pháp ủ phân. 2. Hãy phân tích quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh ở Hình 23.5. - GV tổng kết về Xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ phân. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời: + Câu hỏi hình thành kiến thức trang 129, 130 SGK: Trình bày dưới Nội dung 1.2. + Câu hỏi luyện tập trang 129, 130 SGK: Trình bày dưới Nội dung 1..2 - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung nhiệm vụ tiếp theo. | 1.2. Xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ phân - Sử dụng chế phẩm sinh học xử lí chất thải chăn nuôi làm phân hữu cơ vi sinh là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. - Chế phẩm sinh học giúp phân giải nhanh nhất thành phân hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất. - Phân sau khi ủ có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ khoáng,... - Sử dụng chế phẩm sinh học giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, các vi sinh vật trong chế phẩm còn giúp phòng một số bệnh do nấm, tuyến trùng,... gây hại cho cây trồng. - Sau khi ủ, nấm bệnh và hạt cỏ dại cũng bị tiêu diệt. | ||||||||||||||||||
*Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK – tr.129, 130): 1. Có 3 phương pháp ủ phân cơ bản: ủ nóng, ủ nguội và ủ hỗn hợp.
2. Quy trình xử lí chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học: - Bước 1: Thu gom, tập kết rác thải chăn nuôi, bố trí đống ủ. - Bước 2: Bổ sung chế phẩm, độ ẩm, đảo trộn lần 1, chất thành đống ủ, phủ bạt che. - Bước 3: Sau khoảng 20 ngày tiến hành đảo trộn lần 2, phủ bạt che. - Bước 4: Sau khoảng 15 – 20 ngày thành phân hữu cơ dùng bón cho cây. *Câu hỏi luyện tập (SGK – tr.129, 130): 1. So sánh các phương pháp ủ phân:
2. Quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh: - Bước 1: Làm ẩm phân hữu cơ, bổ sung men vi sinh, có thể cho thêm phụ gia (ví dụ lân, vôi, rỉ mật đường). - Bước 2: Bổ sung men vi sinh, đảo trộn, tưới bổ sung và ủ lại. - Bước 3: Sau vài tuần thành phân hữu cơ vi sinh dùng bón cho cây trồng. | |||||||||||||||||||
*Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về Xử lí chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho động vật khác Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các cặp đôi để thảo luận nội dung Xử lí chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho động vật khác và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 130 SGK: Nuôi giun quế để xử lí chất thải chăn nuôi có những tác dụng gì? - GV tổng kết về Xử lí chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho động vật khác. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 130: Nuôi giun quế bằng chất thải chăn nuôi vừa có tác dụng xử lí chất thải, bảo vệ môi trường, vừa tạo ra nguồn protein chất lượng cao làm thức ăn cho vật nuôi và nuôi thủy sản, phụ phẩm sau khi nuôi có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung nhiệm vụ tiếp theo. | 1.3. Xử lí chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho động vật khác Dùng chất thải chăn nuôi để nuôi một số động vật khác như giun quế, ấu trùng ruồi lính đen,... tạo ra nguồn protein chất lượng cao làm thức ăn cho vật nuôi và nuôi trồng thủy sản, đồng thời phụ phẩm sau khi nuôi có thể sử dụng làm phân bón. è Một trong những biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi cho phí thấp, hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. | ||||||||||||||||||
*Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu về Xử lí chất thải chăn nuôi bằng máy ép tách phân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung Xử lí chất thải chăn nuôi bằng máy ép tách phân và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 131 SGK: 1. Hãy mô tả quá trình xử lí chất thải bằng máy ép tách phân. 2. Hãy nêu lợi ích của phương pháp xử lí chất thải bằng máy ép tách phân. - GV tổng kết về Xử lí chất thải chăn nuôi bằng máy ép tách phân. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 131: Trình bày dưới Hoạt động 1.4. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung nhiệm vụ tiếp theo. | 1.4. Xử lí chất thải chăn nuôi bằng máy ép tách phân - Sử dụng máy ép tách phân dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” để tách hầu hết các tạp chất nhỏ trong hỗn hợp của chất thải chăn nuôi thành bã. è Công nghệ này là một trong những biện pháp quản lí chất thải hiệu quả đối với các trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp. | ||||||||||||||||||
*Câu hỏi hình thành kiến thức (SGK – tr.131): 1. Chất thải rắn và chất thải lỏng được đưa vào hầm lắng (bể chứa chất thải), máy ép tách phân khi khởi động sẽ tự động hút phân từ hầm lắng lên, ép thành phân khô (tơi xốp như mùn cưa, có độ ẩm 15 – 25%, được sử dụng làm phân bón cho cây trồng). Phần nước sau khi ép một phần chảy vào bể biogas, tạo khí gas làm nhiên liệu, một phần chảy vào một hệ thống bể khác có hệ thống sục với men vi sinh để xử lí trước khi dùng làm nước tưới cho cây trồng hoặc chảy ra ngoài môi trường. Một phần chất thải hút lên thừa sẽ chảy ngược về hầm lắng để tiếp tục được hút lên máy ép. 2. Xử lí chất thải triệt để, nhanh, gọn, dễ dàng, ít tốn diện tích. Giảm thiểu mùi hôi, tạo ra phân hữu cơ, thích hợp với trang trại lớn có lượng chất thải lớn, góp phần tăng tuổi thọ cho hầm biogas. | |||||||||||||||||||
*Nhiệm vụ 5. Tìm hiểu về Chăn nuôi tiết kiệm nước Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các cặp để thảo luận nội dung Chăn nuôi tiết kiệm nước và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 131 SGK: Ưu và nhược điểm của mô hình chăn nuôi tiết kiệm nước là gì? - GV tổng kết về Chăn nuôi tiết kiệm nước. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 131: + Ưu điểm: · Không cần tắm cho vật nuôi. · Không phải cọ rửa chuồng nên tiết kiệm nước, tiết kiệm thời gian lao động. · Vật nuôi lớn nhanh, ít bị bệnh. · Hạn chế ô nhiễm môi trường. + Nhược điểm: · Chi phí ban đầu làm chuồng sàn khá cao. · Phải chú ý nhiều hơn đến việc làm mát cho vật nuôi vào ngày nắng nóng. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung nhiệm vụ tiếp theo. | 1.5. Chăn nuôi tiết kiệm nước - Công nghệ chăn nuôi trên chống sàn không sử dụng nước tắm cho vật nuôi, rủa chuồng nên lượng nước thải ra ít nhất. - Công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước: + Sử dụng sàn có khe thoáng để phân và nước tiểu của vật nuôi thoát xuống bể chứa phân ở phía dưới. + Chất thải ở trong bể sẽ nhanh chóng hình thành lớp váng trên bề mặt để ngăn mùi hôi và khí độc bốc lên. + Bể chứa phân gần đầy sẽ dẫn phần lỏng ở trên sang một bể chứa bên ngoài thông qua hệ thống ống dẫn. + Phần chất thải đậm đặc ở dưới sẽ được bơm lên để ủ thành phân hữu cơ hoặc ủ với men vi sinh làm thức ăn nuôi thủy sản. | ||||||||||||||||||
*Nhiệm vụ 6. Tìm hiểu về Sử dụng đệm lót sinh học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung Sử dụng đệm lót sinh học và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 132SGK: 1. Hãy nêu thành phần của lớp đệm lót hữu cơ. 2. Tác dụng của hệ vi sinh vật trong đệm lót là gì? - GV tổng kết về Sử dụng đệm lót sinh học. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 132. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo. | 1.6. Sử dụng đệm lót sinh học Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 132 SGK: - Lớp đệm lót gồm vật liệu giàu chất xơ (trấu, mùn cưa,...) trộn với chế phẩm sinh học. - Các vi sinh vật có ích trong chế phẩm sinh học khi được đưa vào lớp đệm lót giúp phân hủy chất thải của vật nuôi, giảm khí độc, khử mùi hôi đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho vật nuôi.
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được ứng dụng của CNSH trong bảo vệ môi trường chăn nuôi.
- Tìm hiểu được tác dụng của một số chế phẩm sinh học bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
- Nêu được tác dụng của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Nội dung: GV chia nhóm, hướng dẫn HS thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập SGK.
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi.
- Tổ chức thực hiện:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác