Soạn giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 8: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 Bài 8: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

BÀI 8: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI (3 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK.
  • Tìm hiểu thực tiễn sản xuất tại địa phương để trả lời câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ.

Năng lực riêng:

  • Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn của vật nuôi.
  • Xác định được các bước xây dựng khẩu phần ăn (công thức thức ăn) cho vật nuôi.
  • Liên hệ thực tiễn ở địa phương về cung cấp và bổ sung vitamin cho vật nuôi từ thức ăn và xây dựng khẩu phần ăn.
  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.
  • Tích cực tìm hiểu về các loại thức ăn cho vật nuôi tại địa phương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Hình ảnh, mẫu vật, video, bảng biểu,…liên quan đến nội dung bài học: một số loại thức ăn, hình ảnh liên quan đến cung cấp năng lượng, protein, khoáng và vitamin, bảng khẩu phần ăn của vật nuôi,…
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, các tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu các chất dinh dưỡng cần thiết đối với vật nuôi mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

Các chất dinh dưỡng cần thiết đối với vật nuôi bao gồm: Protein, lipid, vitamin và khoáng chất, nước,…

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào nội dung của bài học: Bài 8 – Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm nhu cầu dinh dưỡng, phân biệt được nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1 SGK tr46 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về: khái niệm, những yếu tố phụ thuộc và ý nghĩa của nhu cầu dinh dưỡng.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu thông tin mục 1 SGK tr46 và trả lời câu hỏi:

1. Nhu cầu dinh dưỡng là gì?

2. Hãy phân biệt nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất của vật nuôi.

- Sau khi HS trả lời, GV tổng kết nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát đọc thông tin mục 1 để tìm hiểu nội dung trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp lần lượt các nội dung sau:

+ Khái niệm nhu cầu dinh dưỡng.

+ Phân biệt nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động 2.

1. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong một ngày đêm.

+ Nhu cầu duy trì là nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo cho mọi hoạt động của vật nuôi ở mức tối thiểu.

+ Nhu cầu sản xuất là nhu cầu dinh dưỡng cần cho vật nuôi tăng khối lượng cơ thể, nuôi thai,…

- Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi khác nhau tuỳ thuộc vào loài, giống, lứa tuổi, tính biệt,... Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về tiêu chuẩn ăn của vật nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS nêu được khái niệm và ví dụ về tiêu chuẩn ăn.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2 SGK tr46-49 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức về tiêu chuẩn ăn của vật nuôi.
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về: khái niệm tiêu chuẩn ăn của vật nuôi và các nội dung của tiêu chuẩn ăn.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về nhu cầu năng lượng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK tr46 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm và ví dụ của tiêu chuẩn ăn.

- GV nêu khái niệm và nội dung của tiêu chuẩn ăn bao gồm: nhu cầu năng lượng, nhu cầu protein và amino acid, nhu cầu khoáng, nhu cầu vitamin.

- GV yêu cầu HS thông tin mục "Nhu cầu năng lượng" SGK tr47 và trả lời câu hỏi:

1. Nhu cầu năng lượng của vật nuôi là gì?

2. Nhu cầu năng lượng của vật nuôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- GV tổng kết về nội dung nhu cầu năng lượng.

- GV chiếu hình ảnh một số thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi (hình 8.1) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK – tr47):

+ Các loại thức ăn cung cấp năng lượng trong hình 8.1 được sử dụng cho loại vật nuôi nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, đưa ra các ý trả lời chính. 

- GV quan sát, theo dõi thái độ học tập, tự chủ trong việc tìm thông tin học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

*Luyện tập (SGK – tr47)

Các loại thức ăn cung cấp trong hình 8.1:

a. Thóc, gạo: sử dụng cho lợn, gia cầm.

b. Cây khoai lang: sử dụng cho trâu, bò, lợn.

c. Ngô: sử dụng cho lợn, gà, vịt.

d. Rỉ mật đường: sử dụng cho gia súc nhau lại dưới dạng bánh dinh dưỡng, sử dụng để ủ chua, trộn thức ăn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi

- Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm.

- Nội dung của tiêu chuẩn ăn bao gồm: nhu cầu năng lượng, nhu cầu protein và amino acid, nhu cầu khoáng, nhu cầu vitamin.

a) Nhu cầu năng lượng

- Nhu cầu năng lượng biểu thị bằng Kcal của năng lượng tiêu hóa (DE) hoặc năng lượng trao đổi (ME) hoặc năng lượng thuần (NE) tính trong một ngày đêm hay tính cho 1 kg thức ăn.

- Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào: loài, giống, giai đoạn sinh trưởng và sức sản xuất. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào thời tiết, khối lượng vật nuôi,…

- Các nhóm thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi: hạt ngũ cốc, phụ phẩm xay cám, các loại củ, phụ phẩm công nghiệp,…

 

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu nhu cầu protein và amino acid

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thông tin mục "Nhu cầu protein và amino acid" SGK tr47,48 và trả lời câu hỏi:

+ Nhu cầu protein và amino acid của vật nuôi được xác định như thế nào?

- GV chú ý: Mỗi loại vật nuôi có nhu cầu protein và amino acid khác nhau.

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Những nguyên liệu thức ăn nào được sử dụng để cung cấp protein cho vật nuôi?

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết (SGK – tr48).

- GV tổng kết về nội dung nhu cầu protein và amino acid.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK – tr48)

Tại sao khi xây dựng khẩu phần ăn người ta thường kết hợp nhiều loại thức ăn giàu protein với nhau?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, đưa ra các ý trả lời chính. 

- GV quan sát, theo dõi thái độ học tập, tự chủ trong việc tìm thông tin học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

*Luyện tập (SGK – tr48)

Mỗi loại thức ăn có thành phần và hàm lượng các amino acid khác nhau, vì vậy để tăng hiệu quả của thức ăn giàu protein cho vật nuôi, người ta thường sử dụng phương pháp phối hợp các loại thức ăn với nhau và bổ sung amino acid tổng hợp để cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu của vật nuôi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b) Nhu cầu protein và amino acid

- Nhu cầu protein được biểu thị bằng tỉ lệ (%) protein thô trong khẩu phần. Nhu cầu amino acid cũng được tính theo tỉ lệ (%) trong thức ăn.

- Nhu cầu protein và amino acid được xác định dựa vào giống, gia đoạn sinh trưởng vào sức sản xuất của từng loại vật nuôi.

- Một số thức ăn cung cấp protein cho vật nuôi: (i) nguồn protein động vật, (ii) nguồn protein thực vật, (iii) nguồn protein vi sinh vật.

- Các amino acid sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi: lysine, methionine, threonine,…

 

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về nhu cầu khoáng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thông tin mục "Nhu cầu khoáng" SGK tr48 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu vai trò của khoáng đối với vật nuôi. Nhu cầu khoáng của vật nuôi phụ thuộc vào yếu tố nào?

- GV tổng kết về nội dung nhu cầu khoáng.

- GV chiếu hình ảnh biểu hiện thiếu khoáng ở một số vật nuôi (hình 8.2) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK – tr48)

+ Hãy nêu các biểu hiện bệnh của vật nuôi do thiếu khoáng trong hình 8.2. Phòng các bệnh này cho vật nuôi bằng cách nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, đưa ra các ý trả lời chính. 

- GV quan sát, theo dõi thái độ học tập, tự chủ trong việc tìm thông tin học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

*Luyện tập (SGK – tr48)

- Hình 8.2a: Trứng của gà thiếu Ca. Biểu hiện bệnh thiếu Ca ở gà mái đẻ: vỏ trứng mỏng, trứng dễ bị vỡ. Phòng bệnh: cho gà ăn các thức ăn giàu Ca như bột xương, bột vỏ sò, calcium phosphate, premix khoáng có chứa Ca,…

- Hình 8.2b: Lợn con thiếu Fe. Biểu hiện bệnh thiếu Fe: lợn con còi cọc, thiếu máu, da nhợt nhạt. Phòng bệnh: với lợn con bú sữa mẹ, tiêm dung dịch Fe-Dextran cho lợn con; với lợn con đã ăn được cung cấp Fe qua các thức ăn giàu sắt như bột huyết, premix khoáng có chứa Fe,…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

c) Nhu cầu khoáng

- Khoáng tham gia cấu tạo tế bào và các mô của cơ thể (xương, răng,…), tham gia cấu tạo enzyme, cân bằng áp suất thẩm thaaus, hệ thống đệm và tham gia nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

- Nhu cầu khoáng của vật nuôi phụ thuộc vào giống, đặc điểm sinh lí, giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm sản xuất.

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 8 Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, Tải giáo án trọn bộ Công nghệ cơ khí 11 cánh diều, Giáo án word Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 8 Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU