Soạn giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 21: Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 Bài 19: Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 21:  ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

(3 TIẾT)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-      

Nêu được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

-      

Chế biến được một số sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp đơn giản

2. Năng lực

Năng lực chung:

-      

Tự nghiên cứu thu thập thông tin dữ liệu qua nội dung SGK để trả lời câu hỏi

-      

Hợp tác theo nhóm để trao đổi, thảo luận về ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Năng lực riêng:

-      

Năng lực công nghệ:

+     

Trình bày được một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo bằng phương quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi.

+     

Trình bày được các điều kiện bảo quản sản phẩm chăn nuôi và mô tả được quy trình bảo quản thịt bằng công nghệ cao.

+     

HS chế biến được phô mai tươi từ sữa và muối trứng bằng phương

+     

pháp đơn giản.

+     

Vận dụng được kiến thức của bài học vào đánh giá việc thực hiện  ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

3. Phẩm chất

-      

Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.

-      

Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-      

Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.

-      

Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng (nếu có).

-      

Hình ảnh hoặc video về ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi.

-      

Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-      

SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi

-      

Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi.

-      

HS mỗi nhóm: phương pháp và dụng cụ thực hành chế biến phô mai tươi không ủ chín và muối trứng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở cho HS về các phương pháp bảo quản, chế biến các sản phẩm

chăn nuôi.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi mở đầu: Hãy kể tên một số sản phẩm chăn nuôi phổ biến và nêu cách bảo quản, chế biến các sản phẩm đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm và trả lời.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

Theo quy định tại Khoản 33 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018, sản phẩm chăn nuôi bao gồm thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, kén tằm, tổ yến, xương, sừng, móng, nội tạng; lông, da chưa qua chế biến và các sản phẩm khác được khai thác từ vật nuôi.

Một số phương pháp bảo quản:

bảo quản lạnh (thịt, trứng, sữa,...),

bảo quản đông lạnh (thịt),

bảo quản bằng phương pháp muối (thịt muối, trứng muối,...),

bảo quản bằng phương pháp sấy khô (thịt bò khô, thịt trâu gác bếp,...),

bảo quản bằng phương pháp lên men (thịt chua, nem chua,...).

Một số phương pháp chế biến sản phẩm chăn nuôi:

thịt làm giò chả, muối chua, làm xúc xích,...;

trứng: sản xuất bột trứng, muối trứng;

sữa: chế biến sữa bột, sữa chua, pho mát,...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 21– Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

-      

HS nêu được kiến thức về ứng dụng công nghệ trong bảo quản một số sản phẩm chăn nuôi phổ biến.

b. Nội dung: GV chia nhóm, hướng dẫn HS thảo luận nội dung bài học và trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức, luyện tập trang 116 SGK

c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về Công nghệ bảo quản lạnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung Công nghệ bảo quản lạnh và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 116 SGK:

1. Vì sao sản phẩm chăn nuôi nên được bảo quản lạnh?

- GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu

hỏi luyện tập trang 116: Các loại sản phẩm chăn nuôi ở Bảng 21.1 được bảo quản trong điều kiện nào?

 

 GV tổng kết về Công nghệ bảo quản lạnh

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời

+ câu hỏi hình thành kiến thức trang 116 SGK:

+ câu hỏi luyện tập trang 116 SGK

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

1. Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi

1.1. Công nghệ bảo quản lạnh

Sản phẩm chăn nuôi nên được bảo quản lạnh vì trong kho lạnh có hệ thống kiểm soát nhiệt độ lạnh thích hợp với từng loại sản phẩm.

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 116 SGK:

Sản phẩm chăn nuôi thường được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 0 – 4°C (nhiệt độ của tủ lạnh) hoặc nhiệt độ nhỏ hơn 0°C vì một số lí do sau:

 - Nhiệt độ thấp ức sản phẩm, giúp sản phẩm duy trì được chất lượng trong thời gian dài;

- Vi sinh vật có thể nhiễm vào sản phẩm chăn nuôi trong quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ làm vi sinh vật bất hoạt không thể sinh trưởng, nhân lên gây hư hỏng sản phẩm.

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 116 SGK

- Các sản phẩm thịt cần được bảo quản với kho chuyên dụng, ở mức nhiệt độ thấp nhất so với các sản phẩm trứng, sữa. Thời gian bảo quản dài nhất,

- Sữa là sản phẩm dễ hư hồng do giàu dinh dưỡng và ở dạng lỏng, điều kiện bảo quản cần có trang thiết bị, bao bì chuyên dụng.

 

* Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về Công nghệ khử nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS theo 4 nhóm để thảo luận nội dung Công nghệ khử nước và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 116 SGK:

1. Công nghệ khử nước được ứng dụng trong bảo quản sữa như thế nào?

2. Hãy nêu các bước cơ bản của quy trình sản xuất sữa bột bằng công nghệ khử nước ở Hình 21.1.

 

 

 GV tổng kết về Công nghệ khử nước

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời

+ câu hỏi hình thành kiến thức trang 116 SGK:

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

1.2. Công nghệ khử nước

- Công nghệ khử nước là phương pháp tách nước khỏi sản phẩm chăn nuôi để bảo quản dưới dạng bột.

- Thường được ứng dụng cho bảo quản sản phẩm sữa

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức trang 116 SGK

1. Công nghệ khử nước gồm các công nghệ sấy phun, sấy trục, sấy thăng hoa,... giúp tách nước khỏi sữa tươi trong sản xuất sữa bột, giúp bảo quản trong thời gian dài.

2. Quy trình sản xuất sữa bột bằng công nghệ khử nước gồm các bước sau

Bước 1. Thanh trùng sữa tươi bằng nhiệt (khử trùng Pasteur), làm giảm số lượng vi sinh vật có trong sữa nguyên liệu, đặc biệt là tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, gây hại.

Bước 2. Cô đặc sữa: Sữa được tách một phần nước bằng phương pháp cô đặc chân không. Nhiệt độ không quá 76°C. Cô đặc giúp tiết kiệm năng lượng khi sấy.

Bước 3. Sấy khô để tạo thành sữa bột, giúp bảo quản dễ dàng, trong thời gian dài.

Bước 4. Đóng gói sử dụng bao bì kim loại, bao giấy, hộp thiếc,... Sản phẩm sau khi sấy ở dạng bột khô có độ ẩm 4 – 10%.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 19: Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao, Tải giáo án trọn bộ Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều, Giáo án word Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 19: Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU