Soạn giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 13: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 Bài 13: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở LỢN (3 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn.
- Vận dụng được kiến thức về phòng, trị bệnh cho lợn vào thực tiễn.
- Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về đặc điểm, nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn.
- Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi của GV.
Năng lực riêng:
- Trình bày được đặc điểm, nguyên nhân và biện pháp phòng, trị bệnh của các bệnh: bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh đóng dấu lợn, bệnh giun đũa lợn, bệnh phân trắng lợn con.
- Liên hệ thực tiễn ở địa phương về công tác phòng, trị bệnh đối với lợn, đồng thời đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.
- Phẩm chất
- Có ý thức phòng bệnh cho vật nuôi, cho con người trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương.
- Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh, ảnh, video liên quan đến bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh đóng dấu lợn, bệnh giun đũa lợn, bệnh phân trắng lợn con.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bệnh dịch tả lợn cổ điển, bệnh đóng dấu lợn, bệnh giun đũa lợn, bệnh phân trắng lợn con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu một số bệnh ở lợn.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Hãy kể tên một số bệnh ở lợn mà em biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý:
Một số bệnh ở lợn: Bệnh lở mồm long móng, bệnh tiêu chảy ở lợn, bệnh cầu trùng ở lợn, bệnh đóng dấu lợn, bệnh tụ huyết trùng ở lợn,…
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 13 – Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về bệnh dịch tả lợn cổ điển
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện đặc trưng để nhận biết được con vật mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1 SGK tr73,74 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức về bệnh dịch tả lợn cổ điển.
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về: đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đặc điểm bệnh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1.1 SGK tr73 và trả lời câu hỏi: + Hãy nêu những biểu hiện đặc trưng để nhận biết được con vật mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển. - GV chiếu hình ảnh một số biểu hiện điển hình của bệnh dịch tả lợn cổ điển (hình 13.1) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK – tr73) + Hãy chọn biểu hiện đặc trưng của bệnh dịch tả lợn cổ điển để đặt tên cho các ảnh trong hình 13.1. - GV tổng kết về đặc điểm bệnh dịch tả lợn cổ điển. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung: *Luyện tập (SGK – tr73) Hình a – thận xuất huyết lấm chấm như đinh ghim; Hình b – trên da có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo. | 1. Bệnh dịch tả lợn cổ điển 1.1. Đặc điểm bệnh - Bệnh dịch tả lợn cổ điển là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 – 90%. Con vật còn sống sót sau khi bị bệnh thường còi cọc, chậm lớn. - Biểu hiện đặc trưng của bệnh: Lợn bị bệnh thường sốt cao 40 – 41°C, bỏ ăn, uống nhiều nước, mũi khô, mắt đỏ, phân táo. Ở giai đoạn sau, con vật bị tiêu chảy; trên da, nhất là chỗ da mỏng như bụng, sau tai,... có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt; tại và mõm bị tím tái. - Khi mổ khám thường thấy các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, thận, bàng quang,...có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim; niêm mạc đường tiêu hoá, nhất là ruột già, có các nốt loét hình tròn đồng tâm màu vàng, nâu. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1.2 SGK tr73,74 và trả lời câu hỏi: + Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh dịch tả lợn cổ điển. - GV kết luận về nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn cổ điển. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung: + Đặc điểm chính của mầm bệnh. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo. | 1.2. Nguyên nhân gây bệnh - Virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển là loại RNA virus, thuộc chi Pestivirus, họ Flaviviridae. - Mầm bệnh tồn tại lâu trong môi trường acid, khô, lạnh và bị diệt ngay khi đun sôi hoặc sử dụng các chất sát trùng thông thường. - Con vật bị bệnh và con vật mang virus là nguồn chính lây lan mầm bệnh. Mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi theo hai con đường chính là tiêu hoá và hô hấp, ngoài ra có thể qua da, niêm mạc mắt và đường sinh dục. |
Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về phòng và trị bệnh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1.3 SGK tr74 và trả lời câu hỏi: + Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh dịch tả lợn cổ điển. - GV chiếu hình ảnh các biện pháp phòng bệnh dịch tả lợn cổ điện (hình 13.2) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK – tr74) + Hãy phân tích ý nghĩa của các biện pháp phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển trong hình 13.2. - GV kết luận về phòng và trị bệnh dịch tả lợn cổ điển. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung: *Luyện tập (SGK – tr74) - Cách li 10 ngày với lợn mới nhập về: Nếu lợn có mang mầm bệnh thì thời gian cách li sẽ phát bệnh, nhờ đó người chăn nuôi sẽ có biện pháp xử lí đúng để tránh lây lan vào đàn lợn hiện có của trại. - Hạn chế người lạ vào khu chăn nuôi: nhằm ngăn chặn việc mang mầm bệnh từ bên ngoài vào trại. Người lạ có thể gồm: khách đến thăm, người buôn bán, bác sĩ thú y... - Vaccine: Tiêm vaccine phòng bệnh giúp cơ thể con vật sản sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh. - Dinh dưỡng: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho con vật, nhờ đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh nói chung trong đó có bệnh dịch tả lợn cổ điển. - Vệ sinh: Đảm bảo tốt điều kiện vệ sinh (chuồng trại, thức ăn, nước uống,...) giúp giảm nguy cơ tồn tại, lây lan phát tán mầm bệnh, đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng cho con vật, nhờ đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh nói chung trong đó có bệnh dịch tả lợn cổ điển. - “Cùng vào – cùng ra”: Lợn ở lứa tuổi tương đương nhau được đưa vào nuôi cùng lúc, sau đó xuất bán cùng lúc sẽ giúp giảm nguy cơ tồn lưu mầm bệnh (nếu có) từ lứa nuôi này sang lứa nuôi khác, nhờ đó sẽ giảm nguy cơ bệnh tật trong đó có bệnh dịch tả lợn cổ điển. - Để trốn chuồng 2 tuần giữa các lứa nuôi - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung hoạt động 2. | 1.3. Phòng và trị bệnh - Phòng bệnh: Các biện pháp phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển: dinh dưỡng, vệ sinh, vaccine, hạn chế người lạ vào khi chăn nuôi,… - Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh dịch tả lợn cổ điển. Khi nghi ngờ lợn bị bệnh thì cần làm như sau: + Báo ngay cho cán bộ thú ý để được hướng dẫn. + Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về. + Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú ý. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về bệnh đóng dấu lợn
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện đặc trưng để nhận biết con vật mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh đóng dấu lợn.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2 SGK tr74,75 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thô
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác