Soạn giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 10: Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 Bài 10: Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI (3 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được các phương pháp sản xuất, bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi.
- Thực hiện được việc chế biến, bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK.
- Tổ chức nhóm học tập để trao đổi, thảo luận và thực hiện các phương pháp sản xuất, bảo quản thức ăn chăn nuôi.
Năng lực riêng:
- Trình bày được vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Mô tả được các phương pháp sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Liên hệ thực tiễn ở địa phương về phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi và các loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm và lợn trên thị trường hiện nay.
- Phẩm chất
- Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
- Có tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động và trung thực trong hoạt động của nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh, ảnh, video liên quan đến một số phương pháp sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến các sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- HS mỗi nhóm:
- Dụng cụ thực hành ủ chua thức ăn thô, xanh: thân cây ngô, cỏ, rau xanh, đường,…
- Dụng cụ thực hành ủ men tinh bột: cám gạo, bột sẵn, men, bình nhựa,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về các phương pháp sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Thức ăn chăn nuôi được sản xuất và bảo quản như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý:
- Thức ăn chăn nuôi được sản xuất theo 3 cách phổ biến: (i) Sản xuất công nghiệp (thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc) được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp; (ii) Tự phối trộn tại trang trại (thức ăn hỗn hợp): các trang trại mua các nguyên liệu thức ăn về tự phối trộn với thiết bị đơn giản; (iii) Lên men như thức ăn ủ chua, thức ăn ủ men.
- Một số phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi phổ biến: (i) Bảo quản trong kho thường bằng hình thức đổ đống trên nền hoặc xếp bao trên kệ đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn và thức ăn thành phẩm; (ii) Bảo quản trong kho lạnh đối với các nguyên liệu sản xuất thức ăn dễ bị tác động bởi nhiệt độ như vitamin, enzyme tiêu hoá, men vi sinh (probiotic), các phụ gia,...; (iii) Bảo quản bằng silo (bồn chứa) đối với các nguyên liệu thức ăn (ngô, cám mì,...); (iv) Bảo quản trong thùng, téc, bể,... đối với các nguyên liệu thức ăn lỏng (dầu thực vật, mỡ, rỉ mật đường,...).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học: Bài 10 – Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1 SGK tr57 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, nêu được vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được khái niệm thức ăn chăn nuôi và nêu được một số ví dụ về thức ăn chăn nuôi ở địa phương.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr57 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi. - GV tổng kết về vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung hoạt động 2. | 1. Vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi - Sản xuất thức ăn cho vật nuôi đóng vai trò then chốt trong ngành chăn nuôi do: + Thức ăn chăn nuôi chiếm 60 – 70% chi phí sản xuất. + Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao. - Bảo quản thức ăn chăn nuôi có ý nghĩa lớn trong việc: + Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi. + Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép. + Tiết kiệm chi phí thức ăn. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số phương pháp sản xuất và bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi và bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2 SGK tr57-63 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, nêu phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi và bảo quản một số thức ăn chăn nuôi.
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các phương pháp sản xuất và bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục "Sản xuất thức ăn ủ chua" và trả lời câu hỏi: 1. Vì sao khi ủ chua thức ăn thô, xanh, hố ủ hoặc túi ủ cần phải được đậy kín hoặc buộc kín? 2. Theo em, chất lượng thức ăn ủ chua phụ thuộc vào những yếu tố nào? 3. Làm thế nào để cải thiện chất lượng thức ăn ủ chua? - GV chiếu hình ảnh quy trình ủ chua thức ăn thô, xanh (hình 10.1) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK – tr58) Quan sát hình 10.1, hãy mô tả các bước của quy trình ủ chua thức ăn thô, xanh. - GV chia lớp thành 4 – 6 nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thực hành ủ chua thức ăn thô, xanh theo hướng dẫn trong SGK tr58,59. + Nguyên liệu: thân cây ngô, các loại cỏ, rau xanh; đường hoặc rỉ mật đường, muối. + Dụng cụ: bình nhựa dung tích 2 – 5L hoặc túi nylon chứa được 2 – 5 kg, dao, thớt băm, giấy hoặc máy đo pH. + Các bước tiến hành Bước 1: Loại bỏ những phần thối hỏng. Phơi qua đêm nếu nguyên liệu nhiều nước, rồi băm nhỏ 3 – 5 cm. Bước 2: Trộn đều nguyên liệu theo tỉ lệ đã cho. Bước 3: Sau khi phối trộn, cho nguyên liệu vào bình hoặc túi nylon, nén chặt các góc sau đó đậy kín và để ở nhiệt độ phòng vào mùa hè, vào mùa động được đặt vào thùng xốp, đảm bảo nhiệt độ 250C. + Yêu cầu chất lượng sản phẩm: Thức ăn ủ chua có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, mềm, mùi chua nhẹ,… giá trị pH 4,5. - Sau khi các nhóm tiến hành, GV hướng dẫn HS đánh giá chất lượng thức ăn ủ theo bảng 10.1. - GV đánh giá kết quả ủ chua của các nhóm theo bảng sau:
- GV tổng kết về phương pháp sản xuất thức ăn ủ chua. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục "Sản xuất thức ăn ủ men" và tìm hiểu về thức ăn ủ men và một số chủng nấm men phổ biến. - GV chiếu hình ảnh quy trình ủ men nguyên liệu thức ăn tinh bột (hình 10.3) cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thực hiện ủ men tinh bột theo hướng dẫn trong SGK tr59,60. + Nguyên liệu: cám gạo, bột ngô, bột sẵn, men. + Dụng cụ: bình nhựa dung tích 2 – 5L hoặc túi nylon chứa được 2 – 5 kg, chậu nhựa, cốc đong, nước sạch. + Các bước tiến hành: Bước 1: Bánh men rượu gạo cần được nghiền nhỏ, rây loại bỏ trấu. Bước 2: Thực hiện ủ nguyên liệu. Kiểm tra độ ẩm. + Yêu cầu chất lượng sản phẩm: thức ăn ủ có màu sắc đặc trưng phụ thuộc vào nguyên liệu ủ, mùi thơm, chua nhẹ, tươi xốp, mềm ẩm, không mốc. - Sau khi các nhóm tiến hành, GV hướng dẫn HS đánh giá chất lượng thức ăn ủ theo bảng 10.2. - GV đánh giá kết quả ủ men tinh bột dựa vào bảng sau:
- GV tổng kết về phương pháp sản xuất thức ăn ủ men. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục "Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp" và trả lời câu hỏi SGK – tr60: 1. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sản xuất như thế nào? 2. Vì sao các nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi cần phải được làm sạch và kiểm tra trước khi sản xuất? 3. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sản xuất ở dạng nào? 4. Hãy cho biết vai trò của việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi. Vì sao cần phải kiểm soát chất lượng trong toàn bộ chuỗi sản xuất từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm? - GV yêu cầu HS đọc nội dung Em có biết (SGK – tr61). - GV chiếu quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ở quy mô công nghiệp (hình 10.4) và quy trình sản xuất thức ăn đậm đặc ở quy mô công nghiệp (hình 10.5) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK – tr61) 1. Mô tả các bước cơ bản của quy trình sản xuất thức ăn đậm đặc ở hình 10.4. 2. Hãy nêu sự khác biệt của quy trình sản xuất thức ăn đậm đặc ở hình 10.5 với quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ở hình 10.4. - GV tổng kết về sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung: *Luyện tập (SGK – tr58) Quy trình sản xuất thức ăn ủ chua gồm 4 bước: 1. Chuẩn bị nguyên liệu ủ, 2. Xử lí nguyên liệu, 3. Ủ chua, 4. Sử dụng. *Luyện tập (SGK – tr61) 1. Bước 1. Nhập nguyên liệu và làm sạch. Nguyên liệu gồm nguồn protein (bột cá chất lượng cao, bột đậu tương,…), khoáng, vitamin,… Nguyên liệu được sàng để làm sạch tạp chất. Bước 2. Cân, nghiền và phối trộn nguyên liệu theo công thức tính toán sẵn. Bước 3. Đóng bao thành phẩm dạng bột. 2. Hai quy trình sản xuất thức ăn này khác nhau ở: (i) các công đoạn ép viên, sàng phân loại viên vì thức ăn đậm đặc thường sản xuất ở dạng bột, (ii) thành phần nguyên liệu và công thức phối trộn khác nhau. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo. | 2. Phương pháp sản xuất và bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi 2.1. Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi a) Sản xuất thức ăn ủ chua - Thức ăn ủ chua được sản xuất bằng phương pháp lên men lactic bởi các vi khuẩn lactic có sẵn trong tự nhiên. Vi khuẩn lactic lên men đường trong thức ăn để sản sinh lactic acid và các acid hữu cơ khác làm giảm pH của thức ăn, giúp thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” và bảo quản được trong thời gian dài. - Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn. - Ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, thức ăn được ủ chua trong các hào ủ. - Đánh giá chất lượng thức ăn: Thức ăn ủ chua sau 3 – 4 tuần có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, mềm, không nhũn nát, mùi chua nhẹ, không mốc, không có mùi lạ. - Thức ăn ủ chua được sử dụng để phối trộn với thức ăn tinh, khoáng, vitamin,… trong chăn nuôi gia súc nhai lại.
b) Sản xuất thức ăn ủ men - Thức ăn ủ men được sản xuất bằng phương pháp lên men nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,… với nấm men. - Một số chủng nấm men phổ biến: saccharomyces cerevisiae, saccharomycopsis fibuligera,… - Thức ăn ủ men có thể được sản xuất ở quy mô nông hộ hoặc quy mô trang trại theo quy trình: nguyên liệu – xử lí – tiến hành ủ.
c) Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp - Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm hai loại: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (dạng bột hoặc dạng viên) và thức ăn đậm đặc. - Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được sản xuất theo quy trình: Bước 1: Nhập nguyên liệu và làm sạch. Bước 2: Cân, nghiền và phối trộn. Bước 3: Hấp chín và ép viên. Bước 4: Sàng phân loại và đóng bao. - Các bước của quy trình sản xuất thức ăn đậm đặc: Bước 1: Nhập nguyên liệu – Làm sạch. Bước 2: Cân, nghiền, phối trộn. Bước 3: Thành phẩm. - Vai trò và nguyên nhân của việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi: + Kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi đem lại các lợi ích sau: (i) đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi, (ii) đảm bảo an toàn cho vật nuôi, (iii) tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm thiệt hại do việc thức ăn không đảm bảo chất lượng gây ra. + Kiểm soát chất lượng cần tiến hành trong toàn bộ chuỗi sản xuất nhằm đạt được các mục đích sau: (i) Đảm bảo chất lượng thức ăn được kiểm soát từ đầu vào đến đầu ra, (ii) Giúp truy xuất được nguồn góc, dễ dàng khắc phục khi có sai sót/sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất, (iii) đảm bảo tính minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá như ISO, HACCP, tiêu chuẩn Việt Nam. |
THÔNG TIN GIÁO ÁN
- Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
- Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
- Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau
Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:
- Giáo án word: Nhận đủ cả năm
- Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án