Soạn giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 17: Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 Bài 17: Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI
BÀI 17: MỘT SỐ KIỂU CHUỒNG NUÔI GIA SÚC VÀ GIA CẦM (3 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được những yêu cầu về chuồng nuôi của một số loại vật nuôi phổ biến.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi của GV.
Năng lực riêng:
- Tự nghiên cứu thu thập thông tin dữ liệu qua nội dung SGK để trả lời câu hỏi.
- Tổ chức nhóm học tập để trao đổi, thảo luận và thực hiện các phương pháp sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Phẩm chất
- Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
- Có tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động và trung thực trong hoạt động của nhóm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh, ảnh, video về các kiểu chuồng nuôi gia súc, gia cầm truyền thống và chuồng nuôi công nghiệp.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến các kiểu chuồng nuôi gia súc, gia cầm truyền thống và chuồng nuôi công nghiệp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về vai trò của chuồng nuôi trong chăn nuôi gia súc và gia cầm.
- Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Trong chăn nuôi, vì sao vật nuôi cần phải có chuồng nuôi?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý: Vật nuôi phải có chuồng nuôi vì
(i) Chuồng nuôi giúp bảo vệ vật nuôi khỏi các tác động của ngoại cảnh (mưa, nắng, lạnh,...), sự tấn công của các loài khác như thú hoang và nguy cơ bị bắt trộm.
(ii) Đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi nhờ tạo được môi trường ổn định cho vật nuôi sinh trưởng, sinh sản và sản xuất thịt, trứng, sữa.
(ii) Dễ kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường và bảo vệ cộng đồng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 17 – Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về phân loại các kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ
- Phân loại được các kiểu chuồng nuôi theo đối tượng vật nuôi và theo phương thức nuôi.
- Nhận biết được ưu và nhược điểm của các kiểu chuồng nuôi.
- Nhận biết được các kiểu chuồng nuôi phổ biến trong chăn nuôi hiện nay.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1 SGK tr92, 93 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức về phân loại chuồng nuôi.
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về phân loại chuồng nuôi.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát hình ảnh về các kiểu chuồng nuôi và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Có những kiểu chuồng nuôi gia súc, gia cầm phổ biến nào? Hãy nêu ưu và nhược điểm của các kiểu chuồng nuôi này. - GV chia HS thành các nhóm 4 HS và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi luyện tập: Hãy cho biết tên của các kiểu chuồng nuôi ở Hình 17.1. - GV tổng kết về các loại chuồng nuôi. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. - GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày các nội dung: + Các kiểu chuồng phổ biến, ưu và nhược điểm của các kiểu chuồng. + Luyện tập (SGK – tr92): Căn cứ vào đối tượng vật nuôi và phương thức nuôi có hoặc không có hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi xác định được: · Hình 17.1a. là kiểu chuồng kín. · Hình 17.1b. là kiểu chuồng kín chia ô cho lợn thịt nuôi sàn (nền chuồng sử dụng tấm lót sàn nhựa có rãnh). · Hình 17.1c. là kiểu chuồng nuôi hở chia ô cho lợn thịt nuôi nền. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo. | 1. Phân loại chuồng nuôi 1.1. Phân loại theo đối tượng vật nuôi và giai đoạn sinh trưởng - Các kiểu chuồng nuôi cho từng đối tượng vật nuôi: chuồng lợn, chuồng bò, chuồng gà, chuồng dê,... - Chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng: chuồng lợn nái hậu bị, chuồng lợn nái đẻ, chuồng lợn thịt, chuồng bò thịt, chuồng bò sữa, chuồng gà đẻ, chuồng gà thịt,... 1.2. Phân loại theo phương thức kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi - Trong chăn nuôi hiện nay đang tồn tại 3 kiểu chuồng gồm: chuồng kín, chuồng hở và chuồng kín – hở linh hoạt. (1) Kiểu chuồng kín: Chuồng được thiết kế khép kín hoàn toàn với hệ thống kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi tự động (quạt thông gió, hệ thống làm mát,...), + Ưu điểm: Dễ quản lí và kiểm soát dịch bệnh do ít chịu tác động của môi trường bên ngoài. + Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống khá lớn. (2) Kiểu chuồng hở: Chuồng được thiết kế thông thoáng tự nhiên, có bạt hoặc rèm che linh hoạt, phù hợp với quy mô nuôi bán công nghiệp, chăn thả tự do. + Ưu điểm: Kiểu chuồng này có chi phí đầu tư thấp hơn chuồng kín. + Nhược điểm: Khó kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi và dịch bệnh. (3) Kiểu chuồng kín – hở linh hoạt là kiểu chuồng kín không hoàn toàn. Các dãy chuồng được thiết kế hở hai bên với hệ thống bạt che hoặc hệ thống cửa đóng mở linh hoạt. Cuối dãy chuồng có hệ thống làm mát và quạt thông gió. Khi thời tiết thuận lợi, chuồng được vận hành như chuồng hở. Khi thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, rét,...), chuồng được vận hành như chuồng kín. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác