Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 CTST bài 6: Thực hành tiếng việt

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài 6: Thực hành tiếng việt sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nhận biết được nghĩa văn cảnh của một từ ngữ khi được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Chỉ ra được những đặc điểm, chức năng cơ bản của đoạn văn và văn bản.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện cụm từ và chỉ ra tác dụng của phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

  1. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên:
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
  3. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
  4. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

GV đặt câu hỏi: Em có sử dụng dấu ngoặc kép khi viết văn không? Có thể nêu một ví dụ cụ thể?

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về dấu ngoặc kép, đoạn văn và văn bản
  2. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức về dấu ngoặc kép, đoạn văn và văn bản.
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu lại kiến thức về dấu ngoặc kép, văn bản và đoạn văn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

1. Dấu ngoặc kép

- Dấu ngoặc kép để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

2. Văn bản và đoạn văn

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định.

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành và có những đặc điểm sau:

+ Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn.

+ Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

+ Có thể có câu chủ đề hoặc không có câu chủ đề. Câu chủ đề nêu ý chính trong đoạn. Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

1. Thế nào là văn bản?

2. Trình bày khái niệm và đặc điểm của đoạn văn.

3. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép.

4. Đọc đoạn văn sau:

Học lớp ba, lớp bốn tôi luyện” gần hết các bộ truyện Tàu của Tín Đức Thư Xã trong rương sách của ông thợ hớt tóc trong làng. Thấy tôi còn bé mà ham đọc, ông tỏ ra “rộng rãi”. Nhưng ông không cho tôi mượn sách đem về, sợ mất. Ngoài lúc đến trường và hai bữa cơm nhà, thời gian còn lại tôi ngồi lì ở nhà ông, hôm nào cũng chúi mũi vào những trang sách đến tối mịt. Truyện Tàu của Tín Đức Thư Xã chữ nhỏ li ti, nét rất mảnh, giấy lại vàng khè, thế mà trong một mùa hè tôi đã “ngốn” sạch Phong thần diễn nghĩa, Phi Long diễn nghĩa, Tiết Nhơn Qúy chinh Đông, Tiết Đinh San chinh Tây, Chung Vô Diệm, Tây Du, Vạn Huê Lầu…

(Nguyễn Nhật Ánh, Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012)

Tìm các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép. Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả bằng cách điền thông tin vào bảng sau:

Nghĩa của từ trong ngoặc kép

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

 

 

 

5. Nối câu có sử dụng dấu ngoặc kép ở cột A với công dụng tương ứng của dấu ngoặc kép đó ở cột B.

A

 

B

1. Cốm là của riêng Hà Nội, là một thức ăn vặt rất “độc” được lưu giữ bao đời nay rồi.

 

a. Đánh dấu từ ngữ, lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại.

2. Anh Long cho hay: “Cọn nước đúng là sản phẩm sáng tạo trong nông nghiệp của cha ông…”.

 

b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

3. Truyện đồng thoại “Dế Mèn phiêu lưu kí” được trẻ em trên thế giới yêu thích.

 

c. Đánh dấu tên tác phẩm, tập san được dẫn.

6. Dấu ngoặc kép trong đoạn văn có tác dụng gì? Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ trong dấu ngoặc kép.

Cao nguyên Đồng Văn thuộc địa phận huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đồng Văn có đỉnh Lũng Cú được mệnh danh là “nóc nhà của Việt Nam”, nơi đây nổi tiếng về cảnh sắc thiên nhiên, trái ngon, dược liệu quý. Đến với Đồng Văn, du khách được thưởng thức những loại trái cây như: mận, táo, lê, hồng, đào,… Về cây dược liệu quý gồm có: tam thất, hồi, quế, thục địa,… Đồng Văn còn là địa danh nổi tiếng về phong cảnh như hang động, núi non, những rừng hoa đủ sắc màu.

(Theo https://cloudtour.vn)

7. Viết 2 – 3 câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép.

- GV mời một số HS trình bày bài làm, sau đó chữa bài.

Từ ngữ trong ngoặc kép

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Luyện

Chế biến cho tốt hơn qua tác dụng của nhiệt độ cao; nhào, trộn kĩ cho thật dẻo và nhuyễn để sử dụng được

Đọc một cách chăm chỉ, tập trung

Rộng rãi

Rộng, tạo cảm giác thoải mái

Vui vẻ chiều theo yêu cầu

Ngốn

Ăn nhanh và nhiều một cách thô tục; tiêu thụ (nhiên liệu) mất nhiều và nhanh quá mức bình thường

Đọc nhanh, có phần ham thích

  1. 1b; 2a; 3c.
  2. Tác dụng: Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt: nơi địa đầu Tổ quốc, giáp biên giới với Trung Quốc, có hình chóp nón, có cột cờ Lũng Cú cao treo lá cờ Tổ quốc Việt Nam.

=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 chân trời bài 6: Thực hành tiếng việt, GA word buổi 2 Ngữ văn 6 ctst bài 6: Thực hành tiếng việt, giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo bài 6: Thực hành tiếng việt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác