Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 CTST bài 1: Văn bản "Sự tích Hồ Gươm"

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài 1: Văn bản "Sự tích Hồ Gươm" sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại truyền thuyết, về truyền thuyết Sự tích hồ Gươm mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập và các đề luyện tập.
  2. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu  về   truyền thuyết đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về truyền thuyết đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực đặc thù: Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản.

 3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức  tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hoà nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  5. Tổ chức hoạt động:

- GV cho HS quan sát hình ảnh Hồ Gươm và đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em hãy trình bày hiểu biết về địa danh này?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập văn bản Sự tích hồ Guơm
  2. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Sự tích hồ Gươm.
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV phát phiếu học tập theo bàn, yêu cầu HS thảo luận, điền thông tin liên quan đến truyền thuyết Sự tích hồ Gươm:

Thể loại

 

Ngôi kể

 

PTBĐ

 

Bố cục

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn của mượn gươm thần đánh giặc và ý nghĩa của thanh gươm.

+ Nhóm 2: Nêu hoàn cảnh Long Quân đòi gươm và ý nghĩa của chi tiết rùa vàng đòi gươm.

+ Nhóm 3: Nêu nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại

- Truyền thuyết địa danh: Loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc lịch sử của một địa danh.

- Sự tích Hồ Gươm - truyền thuyết tiêu biểu về hồ Hoàn Kiếm và về Lê Lợi.

2. Đọc – kể tóm tắt

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

- PTBĐ: tự sự

3. Bố cục: 2 phần

- P1: Từ đầu đến đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.

- P2: Còn lại: Long Quân đòi lại gươm thần.

II. Kiến thức trọng tâm

1. Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần đánh giặc

- Hoàn cảnh: Giặc Minh đô hộ. Nghĩa quân Lam Sơn còn yếu nên đã nhiều lần bị thua  Long Quân cho mượn gươm.

- Thanh gươm thần kì là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc.

2. Long Quân đòi gươm đánh giặc

- Hoàn cảnh:

+ Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh.

+ Lê Lợi lên ngôi vua, nhà Lê dời đô về Thăng Long.

- Ý nghĩa chi tiết rùa vàng đòi gươm:

+ Giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm

+ Đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn.

+ Phản ánh tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, cuốc, là cuộc sống lao động dựng xây đất nước. Trả gươm có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa

* Nội dung: Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang.

* Ý nghĩa: Truyện khẳng định ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.

2. Nghệ thuật

- Kết cấu chặt chẽ, hấp dẫn

- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo nhiều ý nghĩa.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

NV1: GV phát đề cho HS theo bàn, yêu cầu các bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Khoanh vào đáp án đúng với mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Giặc xâm lược được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là:

A. Giặc Ân

B. Giặc Tống

C. Giặc Thanh

D. Giặc Minh

Câu 2: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có đề cập đến cuộc khởi nghĩa nào trong lịch sử dân tộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

B. Khởi nghĩa Lí Bí

C. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo

D. Khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc lãnh đạo

Câu 3: Địa bàn đầu tiên nơi nghĩa quân dấy nghĩa được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là thuộc tỉnh nào?

A. Thanh Hóa

B. Hà Tĩnh

C. Nghệ An

D. Hà Nội

Câu 4: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn vật gì?

A. Thanh gươm thần

B. Chiếc nỏ thần

C. Bản đồ chỉ dẫn vào doanh trại quân giặc

D. Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Câu 5: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện:

A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc.

B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa

C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

D. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần.

Câu 6: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên?

A. Lê Lợi

B. Lê Lai

C. Nguyễn Trãi

D. Lê Thận

Câu 7: Sau khi nhận được báu vật của đức Long Quân, uy thế của nghĩa quân như thế nào?

A. Mạnh lên gấp bội và đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

B. Ngày một tăng, đánh thắng nhiều trận, làm cho quân xâm lược hoang mang.

C. Không có nhiều thay đổi do không có người biết sử dụng.

D. Yếu hơn so với lúc chưa có báu vật.

Câu 8: Khẳng định truyện Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết vì:

A. Câu chuyện kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa.

B. Câu chuyện kể về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử.

C. Câu chuyện ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh.

D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng, hư cấu vô cùng phong phú của tác giả dân gian

Câu 9: Trên gươm báu của đức Long Quân trao cho nghĩa quân trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có khắc chữ gì và ý nghĩa của nó ra sao?

A. Hai chữ “Hoàn Kiếm”, có ý nghĩa là trả kiếm.

B. Hai chữ “Minh Công”, có nghĩa là gươm được trao cho người tài giỏi.

C. Hai chữ “Thuận Thiên”, có nghĩa là thuận theo ý trời.

D. Hai Chữ “Tả Vọng”, có nghĩa là gươm được giao ở hồ Tả Vọng.

Câu 10: Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê lợi mượn gươm báu?

A. Vì Lê Lợi đã nhiều lần cầu khấn đức Long Quân cho mượn gươm.

B. Vì đức Long Quân muốn thử tài và đức của Lê lợi.

C. Vì thế lực của nghĩa quân còn non yếu.

D. Vì đức Long Quân muốn thử tác dụng của báu vật.

Câu 11: Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, đức Long Quân đã sai ai lên đòi lại báu vật?

A. Rùa Vàng

B. Tự Đức Long Quân đi lấy

C. Long Vương

D. Cung nữ

Câu 12: Hành động trả gươm của Lê Lợi trong Sự tích Hồ Gươm thể hiện điều gì?

A. Khát vọng hòa bình, yên ổn của dân tộc ta.

B. Lòng biết ơn vô hạn đối với những vi thần đã phù trợ cho cuộc kháng chiến.

C. Sự tin tưởng vào một nền hòa bình vĩnh viễn cho đất nước.

D. Truyền thống tôn trọng lẽ phải, sự công bằng "có mượn, có trả" của dân tộc ta.

Câu 13: Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm:

A. Giải thích tên gọi của Hồ Gươm.

B. Giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.

C. Đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi và thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.

D. Tất cả đều đúng.

- GV gọi một số HS trình bày bài làm, sau đó chốt đáp án.

Gợi ý đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

D

C

A

A

D

D

B

B

D

C

A

D

D


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 chân trời bài 1: Văn bản "Sự tích Hồ Gươm", GA word buổi 2 Ngữ văn 6 ctst bài 1: Văn bản "Sự tích Hồ Gươm", giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo bài 1: Văn bản "Sự tích Hồ Gươm"

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác