Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 CTST bài 2: Văn bản "Chuyện cổ nước mình"

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài 2: Văn bản "Chuyện cổ nước mình" sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP: CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Chuyện cổ nước mình mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện cổ nước mình.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuyện cổ nước mình.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  5. Tổ chức hoạt động:

- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn yêu cầu các nhóm đoán tên các truyện cổ tích.

 

 

 

Tấm Cám

 

 

 

Cây khế

 

 

 

 

Thạch Sanh

 

 

 

Sự tích trầu cau

 

 

 

Đẽo cày giữa đường

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập văn bản Chuyện cổ tích về loài người
  2. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Chuyện cổ tích về loài người.
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tìm hiểu chung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại kiến thức trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS báo cáo kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1+2: Tình cảm của tác giả với những chuyện cổ nước nhà.

+ Nhóm 3+4: Ý nghĩa từ những câu chuyện cổ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tổng kết về nội dung và nghệ thuật văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 – 1988).

- Quê quán: La Khê – Hà Đông – Hà Tây, nay là Hà Nội.

- Truyện và thơ viết cho thiếu nhi của bà tràn đầy tình yêu thương, trìu mến, có hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ em.

- Những tác phẩm truyện và thơ viết cho thiếu nhi tiêu biểu: Lời ru mặt đất, Bầu trời trong quả trứng, Bến tàu trong thành phố,...

2. Tác phẩm

a. Xuất xứChuyện cổ tích về loài người là bài thơ được rút ra từ tập thơ Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, tr. 49 – 52.

b. Nhân vật:

-  Nhân vật: Trẻ con, mẹ, bà, bố, thầy giáo....

- Nhân vật chính: trẻ em.

c. Sự việc: Sự ra đời của trẻ con, sự ra đời của thiên nhiên, sự ra đời của gia đình, sự ra đời của xã hội.

d. PTBĐ: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

e.  Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Khổ 1: Thế giới trước khi trẻ con ra đời.

+ Phần 2: Thế giới sau khi trẻ con ra đời.

ü Khổ 2: Những thay đổi về thiên nhiên đầu tiên khi trẻ con sinh ra.

ü Khổ 3: Sự xuất hiện của mẹ để cho trẻ tình yêu và lời ru.

ü Khổ 4: Sự xuất hiện của bà để kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ.

ü Khổ 5: Sự xuất hiện của bố và tình yêu thương của bố để cho trẻ có nhận thức về thế giới.

Khổ 6: Sự xuất hiện của trường lớp và thầy giáo để cho trẻ được đi học và có kiến thức.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tình cảm của tác giả với những chuyện cổ nước nhà

- Lí do:

+ Thấm đượm lòng nhân hậu

+ Những phẩm chất quý báu của cha ông: công bằng, thông minh, đa tinh, đa mang

+ Những lời răn dạy quý báu của cha ông: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin

 Khẳng định giá trị của kho tàng chuyện cổ nước ta.

è Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả với những câu chuyện cổ của cha ông truyền lại.

2. Ý nghĩa từ những câu chuyện cổ

- Mỗi câu chuyện là những bài học ẩn ý, kín đáo, sâu sắc mà cha ông gửi gắm.

 Kho tàng chuyện cổ của nước nhà có giá trị vô cùng quý báu và sẽ còn tồn tại mãi với thời gian.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

- Bài thơ ca ngợi những câu chuyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị mà ẩn ý, sâu sắc.

-  Nghệ thuật tu từ so sánh.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. b. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. c. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

NV1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Khoanh tròn đáp án đúng trước mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1. Tác giả bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là:

A. Ta-go

B. Mai Văn Phấn

C. Xuân Quỳnh

D. Tạ Duy Anh

Câu 2. Mẹ sinh ra vì trẻ cần điều gì?

A. Tình yêu và lời ru

B. Chuyện ngày xưa, ngày sau

C. Hiểu biết

 

Câu 3. Bà kể cho trẻ điều gì?

A. Tình yêu và lời ru

B. Chuyện ngày xưa, ngày sau

C. Hiểu biết

 

Câu 4. Bố cho trẻ điều gì?

A. Tình yêu và lời ru

B. Chuyện ngày xưa, ngày sau

C. Hiểu biết

 

Câu 5. Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người có phương thức biểu đạt là…

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Cả A, B, C.

Câu 6. Các nhân vật xuất hiện trong bài thơ là:

A. Trẻ em

B. Trẻ em, mẹ và bà

C. Trẻ em, mẹ, bà, bố

D. Trẻ em, mẹ, bà, bố và thầy giáo

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

1

2

3

4

5

6

C

A

B

C

D

D

NV2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

Đọc lại đoạn thơ từ “Mắt trẻ con sáng lắm”... “Đường có từ ngày đó” và trả lời các câu hỏi:

 

  1. Theo lời kể của nhà thơ, vì trẻ con, những sự vật, hiện tượng nào được sinh ra?
  2. Nhà thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? Những biện pháp tu từ đó có tác dụng gì?
  3. Qua đoạn trích, nhà thơ muốn nhắn gửi tới trẻ con điều gì?

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Theo lời kể của nhà thơ, vì trẻ con, mặt trời, chim, sông, biển, đám mây, đường đã được sinh ra.

Câu 2. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Những biện pháp tu từ đó có tác dụng làm cho các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên trở nên có hồn, như con người, gần gũi và đáng yêu. Tất cả các sự vật, hiện tượng đó như đều để giúp đỡ trẻ.

Câu 3. Qua đoạn trích, nhà thơ muốn nhắn gửi tới trẻ con: Trẻ con luôn được yêu thương, giúp đỡ. Trẻ con chính là sức sống.


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 chân trời bài 2: Văn bản "Chuyện cổ nước mình", GA word buổi 2 Ngữ văn 6 ctst bài 2: Văn bản "Chuyện cổ nước mình", giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo bài 2: Văn bản "Chuyện cổ nước mình"

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác