Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 CTST bài 5: Thực hành tiếng việt

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 bài 5: Thực hành tiếng việt sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết tu từ ẩn dụ, hoán dụ và tác dụng của chúng, vận dụng được biện pháp tu từ khi viết và khi nói.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện cụm từ và chỉ ra tác dụng của phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

  1. Phẩm chất:

Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
  2. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
  3. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu ca dao:

+ Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

+ Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức về ẩn dụ, hoán dụ
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, nhắc lại khái niệm về ẩn dụ, hoán dụ và lấy ví dụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Nhắc lại kiến thức

- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

- Hoán dụ: Cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

NV1: - GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu BT:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Câu 1. Xác định những biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy:

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây có cửa có nhà,

Vẫn là đất nước của ta,

Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.

(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)

Câu 2. Trong những câu thơ lục bát của Truyện Kiều, từ “lửa” ít khi được dùng với nghĩa gốc, nghĩa đen (nguyên tố có màu đỏ, có sức nóng, dùng để đốt cháy, để thắp sáng) mà thường được dùng để biểu hiện những sự vật, hiện tượng, tính chất khác nào đó có nét giống với “lửa”. Hãy xác định nghĩa của từ “lửa” trong những câu thơ sau:

1. Xẩy nghe thế giặc đã tan

Sóng êm Phúc Kiến, lửa tàn Chiết Giang

2. Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

3. Hỡi ôi nói hết sự duyên

Tơ tình đứt ruột lửa phiền cháy gan

4. Sự đời đã tắt lửa lòng

Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi

Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:

Câu

Biện pháp tu từ

Tác dụng

a. Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

 

 

b. Đời cha ông với đời tôi

Như con sống với chân trời đã xa.

 

 

Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

(Trích Bài thơ Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi)

- GV gọi HS trình bày bài làm, sau đó chữa bài, chốt đáp án.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng:

- Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong dòng thơ: “Theo cánh buồm đi đến những nơi xa”: Cánh buồm là vật vô tri, vô giác nhưng lại có thể dẫn lối cho người con đi theo để “đến những nơi xa”.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ: “cánh buồm” còn thể hiện ước mơ, khát vọng vươn ra, khám phá thế giới bên ngoài.

- Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa và ẩn dụ: Làm cho hình ảnh “cánh buồm” trở nên sinh động, gần gũi như con người, trở thành một vật mang ý nghĩa đại diện cho khát vọng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 2. Xác định nghĩa của từ “lửa” trong các câu thơ:

  1. Chiến tranh, vì chiến tranh thường ác liệt, tàn phá như đám lửa cháy.
  2. Hoa lựu, vì hoa lựu có màu đỏ như lửa.
  3. Nỗi buồn phiền trong lòng người vì nỗi buồn phiền cũng có thể nung nấu lòng người.
  4. Tình cảm con người nói chung, vì tình cảm có lúc nóng ấm, có lúc lạnh lẽo.

Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau và nêu tác dụng của chúng:

Câu

BPTT

Tác dụng

a. Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Hoán dụ

Làm cho sự diễn đạt trở nên dễ hiểu.

b. Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa.

So sánh

Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

- Biện pháp tu từ hoán dụ: áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, máu lửa

- Tác dụng: cụ thể hóa những điều tưởng như trừu tượng: áo nâu nhuộm bùn để chỉ công việc nhà nông, người nông dân; đất nghèo để chỉ những con người ở mảnh đất quê hương Việt Nam, máu lửa để chỉ cho chiến tranh.

NV2: - GV phát đề cho HS, yêu cầu HS làm việc cá nhân:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

1. Căn cứ vào Tri thức tiếng Việt đã học, em hãy cho biết thế nào là ẩn dụ? Thế nào là hoán dụ?

2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:

Cây đu đủ cao vượt cái “tường hoa”. Những tàu lá già, vàng, chúng tôi tha hồ cắt cuống mà thổi tu tu. Từng chùm quả. Quả nào cũng chỉ bằng cái chén rồi không nhớn nữa! Đói quá. Anh Thả và tôi cứ hái dần, băm ra hết nhựa, gọt vỏ, cắt từng miếng, cho vào sanh luộc. Mỗi người ăn hai quả là no căng bụng. Hết nạc, vạc đến xương! Quả hết. Anh Thả chặt ngọn cây, nạo vỏ thân cây, tiện dần từng khúc. Anh lấy dao bài thái nhỏ như sợi nem, vo lẫn với gạo, nấu thành “cơm trộn thân cây đu đủ”.

Em hãy xem xét câu “Hết nạc, vạc đến xương!” trong quan hệ về nghĩa với các câu khác trong đoạn văn trên và cho biết:

a. Các từ “nạc”, “xương” được dùng để chỉ các bộ phận nào trên cây đu đủ?

b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên và tác dụng của biện pháp tu từ đó.

- GV gọi một số HS trình bày bài làm trước lớp, sau đó GV nhận xét, chữa bài.

Gợi ý đáp án:

  1. a. Nạc: chỉ quả đu đủ, xương: chỉ ngọn và thân cây đu đủ.
  2. Biện pháp tu từ: ẩn dụ.

NV3: - GV phát đề, yêu cầu mỗi HS tự hoàn thành bài tập.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3

1. Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp ẩn dụ trong văn bản sau:

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

2. Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

Em tưởng giếng sâu

Em nối sợi gàu dài

Ai ngờ giếng cạn

Em tiếc hoài sợi dây

(Ca dao)

3. Nêu ý nghĩa của từ miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là hoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

(Viễn Phương)

b. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu

(Lê Anh Xuân)

4. Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau:

a. Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

(Ca dao)

b. Bàn tay ta làm lên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Hoàng Trung Thông)

c. Thác bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thang là chiếc thuyền ta trên đời

(Nguyễn Du)

d. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Nguyễn Bính)

- GV gọi một số HS trình bày bài làm trước lớp, sau đó chữa bài.

Gợi ý đáp án:

  1. + Hình ảnh ẩn dụ: mận, đào, vườn hồng. Mận để chỉ người con trai, đào để chỉ người con gái, vườn hồng để chỉ chuyện tình cảm.

+ Tác dụng: làm cho lời nói trở nên kín đáo, tế nhị trong tình yêu, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

  1. - Hình ảnh giếng sâu tượng trưng cho tình cảm chân thật, sâu sắc.

- Hình ảnh giếng cạn – thể hiện tình cảm hời hợt.

- Hình ảnh sợi gàu dài, sợi dây – thể hiện sự vụ đắp tình cảm.

 Bài ca dao mang hàm ý thở than, tiếc nuối tình cảm và có chút oán trách người yêu.

 Biện pháp tu từ ẩn dụ.

  1. - Miền Nam trong câu a. để chỉ về một vùng miền của đất nước.

- Miền Nam trong câu b. là hình ảnh hoán dụ để chỉ những con người sống ở miền Nam. Đây là hình ảnh hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.

  1. a. Khăn thương nhớ: người con gái  miêu tả tâm trạng của cô gái một cách kín đáo  Biện pháp tu từ: ẩn dụ.
  2. Gồm cả ẩn dụ và hoán dụ:

+ Bàn tay để chỉ con người lao động: lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con người  biện pháp tu từ: hoán dụ

+ Sỏi đá để chỉ đất xấu, bạc màu, đất đồi núi  khắc họa thiên nhiên khắc nghiệt  hoán dụ.

+ Cơm để chỉ lương thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động- Ca ngợi lao động, sức sáng tạo kì diệu của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt  ẩn dụ.

  1. Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:

Thác – chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền – hành trình cuộc đời của mỗi người, con đường cách mạng, ý chí của dân tộc Việt Nam.

 Ẩn dụ.

  1. Câu (1):

+ Thôn Đoài  người thôn Đoài

+ Thôn Đông  người thôn Đông

 Hoán dụ.

Câu (2):

+ Cau thôn Đoài  chàng trai thôn Đoài

+ giầu không thôn nào  cô gái mà chàng trai mong nhớ, mang cách nói bâng quơ.


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 chân trời bài 5: Thực hành tiếng việt, GA word buổi 2 Ngữ văn 6 ctst bài 5: Thực hành tiếng việt, giáo án buổi 2 Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo bài 5: Thực hành tiếng việt

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác