Soạn giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức Tiết 6: Thường thức âm nhạc Kèn oboe và kèn cor, Ôn bài hát Bảy sắc cầu vồng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 9 Tiết 6: Thường thức âm nhạc Kèn oboe và kèn cor, Ôn bài hát Bảy sắc cầu vồng sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4 – TIẾT 6:

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: KÈN OBOE VÀ KÈN COR

ÔN BÀI HÁT BẢY SẮC CẦU VỒNG 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số nét khai quát về nguồn gốc, đặc điểm của kèn oboe và kèn cor.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Cảm thụ: Nêu được một số đặc điểm cơ bản, phân biệt được âm sắc của kèn oboe và kèn cor.
  • Thể hiện: 
  • Giới thiệu được kèn oboe và kèn cor qua một hoặc vài bản độc tấu hoặc hòa tấu của 2 nhạc cụ.
  • Thực hiện được hát bè khi thể hiện bài hát Bảy sắc cầu vồng.

3. Phẩm chất

  • Rèn luyện HS tính chăm chỉ, ham học hỏi, tìm hiểu, biết gìn giữ và phát huy những tinh hoa âm nhạc của nhân loại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Nhạc cụ quen dùng, recorder/ kèn phím và các tư liệu file âm thanh liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học trên internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát các hình ảnh về kèn oboe và kèn cor để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức ban đầu của HS về kèn oboe và kèn cor.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Oboe (29 ảnh): Nhạc cụ woodwind khác với kèn clarinet như thế nào? Nó là gì  và nó trông như thế nào? Âm thanh oboe

Hình 1

Kèn cor – Wikipedia tiếng Việt

Hình 2

+ Em hãy cho biết loại nhạc cụ nào được sử dụng trong hai hình trên?

+ Em hãy nêu một số hiểu biết về các loại nhạc cụ đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HStrả lời câu hỏi.

Gợi ý:

+ Hình 1: Kèn oboe; Hình 2: Kèn cor.

+ Hiểu biết về các loại nhạc cụ:

  • Kèn oboe là một nhạc cụ thuộc họ kèn gỗ, nổi tiếng với âm thanh trong trẻo và sắc nét. Kèn oboe có thân dài, thường làm bằng gỗ hoặc nhựa, với các lỗ ngón tay và các phím kim loại để điều khiển âm thanh. Oboe có vai trò quan trọng trong dàn nhạc giao hưởng, thường chơi các phần melodi hoặc hòa âm.
  • Kèn cor là một nhạc cụ thuộc họ kèn đồng với âm thanh ấm áp và du dương. Kèn cor có thân dài cuộn tròn thành nhiều vòng, thường làm bằng đồng thau. Kèn cor có mặt trong hầu hết các dàn nhạc giao hưởng và ban nhạc, thường đảm nhận vai trò hòa âm, hỗ trợ và đôi khi là solo.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thường thức âm nhạc: Kèn oboe và kèn cor.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về kèn oboe

a. Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, sự hình thành, phát triển của kèn oboe.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận và trình bày.

c. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời về đặc điểm, sự hình thành, phát triển của kèn oboe.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh về kèn oboe.

Kèn oboe

- GV trình chiếu video đoạn thổi kèn oboe cho HS xem:

https://www.youtube.com/watch?v=FtE3hoR_Nvo (0:18 – 1:56)

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.18, 19 để rút ra kết luận về đặc điểm, sự hình thành, phát triển của kèn oboe.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu về đặc điểm, sự hình thành, phát triển của kèn oboe.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời HS nêu đặc điểm, sự hình thành, phát triển của kèn oboe.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về kèn oboe

- Sự hình thành: Xuất hiện vào giữa thế kỉ XVII.

- Khái niệm: Là nhạc cụ thuộc bộ kèn gỗ trong dàn nhạc giao hưởng.

- Cách dùng: Người chơi kèn oboe thổi qua dăm kép được làm từ ống sậy để tạo âm thanh.

- Đặc điểm:

+ Âm sắc: trong trẻo, không bị tạp âm, lấy âm mẫu chuẩn cho các nhạc cụ trong dàn nhạc.

+ Tiếng kèn: vang xa ngọt ngào, có tính chất ca xướng và nhiều cảm xúc.

- Phân loại: 2 loại phổ biến: 

+ oboe;

+ oboe alto (kèn cor Anh): kích cỡ to và âm thanh trầm ấm, dùng để tạo màu sắc độc đáo.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về kèn cor

a. Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, sự hình thành, phát triển của kèn cor.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận và trình bày.

c. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời về đặc điểm, sự hình thành, phát triển của kèn cor.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh về kèn cor:

Kèn cor (French horn)

- GV trình chiếu cho HS xem video âm nhạc sử dụng kèn cor:

https://www.youtube.com/watch?v=u7sTTv_A3IQ (0: 28 – 1:55)

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.19 để rút ra kết luận về đặc điểm, sự hình thành, phát triển của kèn cor.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK để tìm hiểu về đặc điểm, sự hình thành, phát triển của kèn cor.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời HS nêu đặc điểm, sự hình thành, phát triển của kèn cor

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS và kết luận: Kèn cor được các nhạc sĩ sử dụng để thể hiện những giai điệu chính trong tác phẩm.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về kèn cor

- Sự hình thành: Xuất hiện vào thế kỉ XVII tại pháp.

- Khái niệm: Là nhạc cụ thuộc bộ kèn đồng trong dàn nhạc giao hưởng.

- Cách dùng: Người chơi kèn cor thổi qua búp kèn để tạo âm thanh.

- Đặc điểm: Âm sắc: vừa mang tính chất mạnh mẽ, cương nghị, vang xa vừa mang âm thi vị, mềm mại, đầy cảm xúc.

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS thực hành nêu đặc điểm chính của kèn oboe và kèn cor ; thuộc lời ca, giai điệu, thể hiện cảm xúc và hát bè bài hát Bảy sắc cầu cồng.

b. Nội dung: 

GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn củng cố hiểu biết về đặc điểm chính của kèn oboe và kèn cor.

- GV tổ chức cho HS ôn tập bài hát Bảy sắc cầu vồng.

c. Sản phẩm: Đặc điểm chính của kèn oboe và kèn cor; phần trình diễn bài hát Bảy sắc cầu vồng của HS. 

d. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Tiết 6: Thường thức âm nhạc Kèn oboe Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Âm nhạc 9 KNTT Tiết 6: Thường thức âm nhạc Kèn oboe

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án