Soạn giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức Tiết 18: Ôn tập và kiểm tra cuối Học kì I
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 9 Tiết 18: Ôn tập và kiểm tra cuối Học kì I sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8 – TIẾT 18:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hát đúng cao độ, trường độ và lời ca bài Tháng năm học trò và bài Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ). Nhớ tên bài hát, tên tác giả, xuất xứ và nội dung bài hát.
- Biết đọc Bài đọc nhạc số 2.
- Hiểu biết sơ lược về dịch giọng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Cảm thụ:
+ Cảm nhận được tính chất âm nhạc vui tươi trong bài Tháng năm học trò; tính chất dí dỏm, vui hài trong bài dân ca Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ).
+ Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 2.
+ Hiểu biết về dịch giọng trong âm nhạc.
- Thể hiện:
+ Hát được bài Tháng năm học trò và bài Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ) theo một hoặc hai trong số các hình thức đã học như: hát lĩnh xướng, hòa giọng; hát kết hợp vận động,...
+ Biết gõ đệm hoặc đánh nhịp 2/4 theo Bài đọc nhạc số 2 và ghép đúng lời ca.
+ Biết dịch giọng khi hát.
3. Phẩm chất
- Tình yêu trường lớp, quý mến thầy cô, bạn bè; trân trọng di sản dân ca của cha ông để lại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Nhạc cụ gõ (thanh phách, song loan).
Tư liệu/file âm thanh bài hát Tháng năm học trò, Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ trước giờ học, giúp HS chuẩn bị tâm thế ôn lại bài hát Tháng năm học trò và bài Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ).
d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe bài hát về đề tài nhà trường hoặc một bài dân ca.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe bài hát và cảm thụ âm nhạc.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe bài hát:
+ Tháng năm học trò:
https://youtu.be/k1aM2So4FFA?si=YyYLIyNGkaDlfKOJ
+ Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ):
https://youtu.be/rn9k8vFJuCA?si=yZAWUcEmEg7uD7qO
- GV yêu cầu các nhóm trình diễn bài hát và cảm thụ âm nhạc.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe bài hát kết hợp vận động theo lời nhạc, sau đó trình diễn trước lớp.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện một số nhóm hát bài Tháng năm học trò, Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ).
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt HS vào bài học Bài 8 – Tiết 18: Ôn tập và kiểm tra cuối Học kì 1.
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Tiết 18: Ôn tập và kiểm tra cuối Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Âm nhạc 9 KNTT Tiết 18: Ôn tập và kiểm tra cuối
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác