Soạn giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức Tiết 11: Thường thức âm nhạc Một số thể loại nhạc đàn, Ôn bài hát Tháng năm học trò
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 9 Tiết 11: Thường thức âm nhạc Một số thể loại nhạc đàn, Ôn bài hát Tháng năm học trò sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5 – TIẾT 11:
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN
ÔN BÀI HÁT: THÁNG NĂM HỌC TRÒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thường thức âm nhạc: nhận biết và nêu được đặc điểm của một số thể loại nhạc đàn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Cảm nhận được tính chất âm nhạc của một số thể loại nhạc đàn, phân biệt được một số thể loại nhạc đàn thông dụng.
- Biết hát bài Tháng năm học trò bằng các hình thức hát kết hợp vận động phụ họa.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, hợp tác khi làm việc độc lập hay làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Nhạc cụ quen dùng, phương tiện nghe nhìn.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe hai bản nhạc Ngàn ước mơ Việt Nam của Nguyễn Hồng Thuận và Sông Đanuýp của J. Strauss và trả lời câu hỏi:
- Nghe và nhận xét về 2 bản nhạc (có lời, không lời).
- Nhạc có lời gọi là nhạc gì?
c. Sản phẩm:
- HS lắng nghe hai bản nhạc Ngàn ước mơ Việt Nam của Nguyễn Hồng Thuận và Sông Đanuýp của J. Strauss.
- HS nhận xét về 2 bản nhạc và trả lời câu hỏi nhạc có lời gọi là nhạc gì.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe hai bài hát:
+ Ngàn ước mơ Việt Nam của Nguyễn Hồng Thuận:
https://youtu.be/kS9wNLVEVJ4?si=6_yzLkl1NiKV2-4e
+ Sông Đanuýp của J. Strauss:
https://youtu.be/VhnZgFOYqz0?si=zM-NWg_nE_9K8q35
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Nghe và nhận xét về 2 bản nhạc (có lời, không lời).
+ Nhạc có lời gọi là nhạc gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe bài hát kết hợp vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét về 2 bản nhạc và trả lời câu hỏi nhạc có lời gọi là nhạc gì.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Nhận xét 2 bản nhạc:
- Ngàn ước mơ Việt Nam của Nguyễn Hồng Thuận: đây là một bài hát cơ lời thuộc thể loại nhạc pop/ballad hiện đại, với giai điệu dễ nghe và lời ca dễ thuộc. Bài hát có phần âm nhạc hiện đại, kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống và nhạc cụ điện tử, tạo nên một giai điệu phong phú và bắt tai.
- Sông Đanuýp của J. Strauss: đây là bài hát không lời, một bản waltz cổ điển, biểu tượng của âm nhạc cổ điển châu Âu. Bản waltz này có cấu trúc rõ ràng, với nhịp 3/4 đặc trưng và giai điệu du dương, thanh thoát.
+ Nhạc có lời gọi là: nhạc hát.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhạc không có lời ca, chỉ gồm các giai điệu và âm thanh được tạo ra từ nhạc cụ, được gọi là nhạc đàn hoặc khí nhạc. Khí nhạc là một phần quan trọng trong nền âm nhạc và có nhiều thể loại khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại. Để hiểu rõ hơn về một số thể loại nhạc đàn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 5 – Tiết 11: Thường thức âm nhạc – Một số thể loại nhạc đàn; Ôn bài hát – Tháng năm học trò.
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Tiết 11: Thường thức âm nhạc Một số Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Âm nhạc 9 KNTT Tiết 11: Thường thức âm nhạc Một số
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác