Soạn giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức Tiết 3: Lí thuyết âm nhạc Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng; Thường thức âm nhạc Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 9 Tiết 3: Lí thuyết âm nhạc Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng; Thường thức âm nhạc Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2 – TIẾT 3:

LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG, 

CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ GỌI TÊN QUÃNG

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ HUY DU VÀ 

BÀI HÁT “ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI”

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lí thuyết âm nhạc: Nêu được khái niệm về quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng theo độ lớn số lượng; so sánh được độ lớn số lượng của các quãng. 
  • Thường thức âm nhạc: Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Huy Du; cảm nhận được tính chất âm nhạc, nội dung của bài hát Đường chúng ta đi.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Phân biệt được quãng giai điệu, quãng hòa thanh, biết xác định tên và số lượng, chất lượng các quãng.
  • Cảm nhận được tính chất âm nhạc hào hùng, phóng khoáng trong bài hát Đường chúng ta đi.

3. Phẩm chất

  • Giáo dục HS tình yêu nước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh bài hát Đường chúng ta đi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Nhạc cụ gõ (thanh phách, song loan).
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học trên internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG, 

CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ GỌI TÊN QUÃNG

 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe một vài cặp 2 nốt nhạc có độ cao khác nhau để các em cảm nhận về quãng cách của âm thanh.

c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS về quãng cách của âm thanh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn cho HS nghe âm thanh sau:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về quãng cách của âm thanh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe đàn và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: 

Gợi ý:

+ Quãng cách của 2 âm Đồ - Son và Đồ – Rê khác nhau. Quãng Đồ – Son rộng hơn quãng Đồ – Rê.

+ 2 âm thanh có quãng rộng, quảng hẹp; có quãng cách nhau xa về cao độ, có quãng cách nhau gần về cao độ, có quãng trùng âm (quãng 1).

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm quãng

a. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về quãng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm quãng trong SGK tr.9.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm quãng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung phần Khái niệm SGK tr.9.

- GV hướng dẫn HS xác định các quãng giai điệu và quãng hòa thanh:

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm quãng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung SGK tr.9 và rút ra được khái niệm về quãng.

- HS xác định các quãng giai điệu và quãng hòa thanh.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS nêu khái niệm quãng; cách xác định quãng giai điệu và quãng hòa thanh.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Tìm hiểu khái niệm quãng

- Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh. Hai âm thanh vang lên lần lượt tạo thành quãng giai điệu; vang lên cùng một lúc tạo thành quãng hoà thanh; âm dưới của quãng gọi là âm gốc, âm trên là âm ngọn.

- Quãng giai điệu đi lên và quãng hoà thanh đọc từ dưới lên; quãng giai điệu đi xuống đọc từ trên xuống.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định và gọi tên quãng

a. Mục tiêu: HS nhận biết được cách xác định và gọi tên quãng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận và trình bày.

c. Sản phẩm: HS xác định được và gọi tên quãng.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Cách xác định quãng

- GV hướng dẫn HS quan sát các quãng để tìm hiểu cách xác định quãng:

+ Độ lớn số lượng:

+ Độ lớn chất lượng:

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách xác định quãng.

* Gọi tên quãng

- GV hướng dẫn HS quan sát ví dụ và tìm hiểu về cách gọi tên các quãng:

+ Đô – Mi: quãng 3 trưởng, có độ lớn số lượng là 3 (gồm 3 bậc âm), độ lớn chất lượng là 2 cung.

+ Mi - Son: quãng 3 thứ, có độ lớn số lượng là 3 (gồm 3 bậc âm), độ lớn chất lượng là 1,5 cung.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách gọi tên quãng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát ví dụ và rút ra kết luận về cách xác định quãng và gọi tên các quãng.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS nêu cách xác định quãng và gọi tên các quãng.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Tìm hiểu cách xác định và gọi tên quãng

- Quãng được xác định bởi độ lớn số lượng độ lớn chất lượng:

+ Độ lớn số lượng: thể hiện bằng số lượng các bậc âm có trong quãng.

+ Độ lớn chất lượng: thể hiện bằng số lượng cung và nửa cung có trong quãng.

- Quãng được gọi tên theo độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng; tuỳ theo số lượng cung, nửa cung chứa trong quãng mà xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng, thứ, đúng, tăng, giảm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

a. Mục tiêu: HS luyện tập cho HS hiểu về quãng và có thể xác định một quãng cụ thể với số lượng và chất lượng quãng đó.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, hoàn thành nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS thực hành xác định độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng các quãng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn cho HS thực hành xác định độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng các quãng sau:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả luyện tập trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học về quãng và tìm so sánh được độ lớn số lượng các quãng trong các quãng hòa âm.

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS thực hành tìm quãng 3, quãng 5 trong các quãng hòa âm và so sánh độ lớn số lượng của các quãng.

- GV tổ chức cho HS hoàn thành phiếu trắc nghiệm Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng.

c. Sản phẩm: Phân so sánh độ lớn số lượng các quãng của bản hòa âm và hoàn thành phiếu trắc nghiệm.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Thực hành tìm quãng 3, quãng 5 trong các quãng hòa âm và so sánh độ lớn số lượng của các quãng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm: Tìm quãng 3, quãng 5 trong các quãng hòa âm dưới đây và so sánh độ lớn số lượng của các quãng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu bài tập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập trắc nghiệm Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng.

Trường THCS: .........................................................................

Họ và tên: .................................................................................

 

PHIẾU TRẮC NGHIỆM VỀ TỔNG KẾT SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG,

CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ GỌI TÊN QUÃNG

 

Câu 1: Quãng là:

A. có 2 âm phát ra đồng thời.

B. khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh.

C. có 4 âm phát ra liên tiếp.

D. khoảng cách về cao độ giữa 3 âm thanh.

Câu 2: Hai âm thanh vang lên cùng một lúc tạo thành:

A. âm ngọn.

B. âm gốc.

C. quãng hòa thanh.

D. quãng giai điệu.

Câu 3: Cách đọc của quãng giai điệu đi lên là

A. đọc từ trái sang phải.

B. đọc từ trên xuống.

C. đọc từ dưới lên.

D. đọc từ phải sang trái.

Câu 4: Điểm giống nhau của cách đọc quãng giai điệu đi lên và quãng hòa thanh là

A. đọc từ trên xuống.

B. đọc từ trái sang phải.

C. đọc từ dưới lên.

D. đọc từ phải sang trái.

Câu 5: Độ lớn chất lượng thể hiện bằng

A. số lượng cung và nửa cung có trong quãng.

B. số lượng cung có trong quãng.

C. số lượng dấu nhắc lại, số lượng cung.

D. số lượng các dấu nhắc lại, dấu quay lại.

Câu 6: Quãng được xác định bởi

A. độ lớn số lượng.

B. các nốt dấu khóa.

C. các bậc âm.

D. độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng.

Câu 7: Quan sát ví dụ và cho biết cách đọc tên quãng phù hợp

A. quãng 3 (2 cung).

B. quãng 4 (2,5 cung).

C. quãng 5 (3 cung).

D. quãng 3 thứ.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành phiếu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp.

+ Đáp án phần trắc nghiệm:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

B

C

C

C

A

D

A

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ HUY DU VÀ

 BÀI HÁT “ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI”

 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe, kết hợp vận động nhẹ nhàng theo bài hát Việt Nam ơi, Mùa xuân đến rồi! (nhạc sĩ Huy Du) và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: 

- HS lắng nghe, vận động nhẹ nhàng theo bài hát

- HS nêu nhạc sĩ sáng tác bài hát và kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Huy Du.

d.Tổ chức thực hiện:


=> Xem toàn bộ Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Tiết 3: Lí thuyết âm nhạc Sơ lược Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Âm nhạc 9 KNTT Tiết 3: Lí thuyết âm nhạc Sơ lược

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác