Soạn giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức Tiết 5: Hát Bài hát Bảy sắc cầu vồng, Nghe nhạc Bài hát Thời thanh niên sôi nổi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 9 Tiết 5: Hát Bài hát Bảy sắc cầu vồng, Nghe nhạc Bài hát Thời thanh niên sôi nổi sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ

BÀI 3 – TIẾT 5:

HÁT: BÀI HÁT BẢY SẮC CẦU VỒNG

NGHE NHẠC: BÀI HÁT THỜI THANH NIÊN SÔI NỔI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát: hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Bảy sắc cầu vồng; biết hát với hình thức 2 bè.
  • Nghe nhạc: Cảm nhận và biết biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát Thời thanh niên sôi nổi.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát bằng các hình thức hát song ca nam nữ, hòa giọng, hát bè kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Bảy sắc cầu vồng.
  • Thể hiện được Bài đọc nhạc số 1, kết hợp gõ đệm theo thanh phách, đánh nhịp 2/4.

3. Phẩm chất

  • Qua giai điệu, lời ca của bài hát Bảy sắc cầu vồng, HS thêm yêu mến và quý trọng tình bạn, có ước mơ và có tinh thần quyết tâm hành động để đạt được ước mơ đó.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh bài hát Bảy sắc cầu vồng, Thanh niên sôi nổi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Nhạc cụ gõ.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

HÁT: BÀI HÁT BẢY SẮC CẦU VỒNG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe, kết hợp vận động nhẹ nhàng theo bài hát Khát vọng tuổi trẻ (nhạc sĩ Vũ Hoàng) và trả lời câu hỏi: 

- Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

- Kể tên một số bài hát khác về khát vọng tuổi trẻ Sơn mà em biết. 

c. Sản phẩm: 

- HS lắng nghe, vận động nhẹ nhàng theo bài hát Khát vọng tuổi trẻ.

- HS nêu cảm nhận sau khi bài hát và kể tên một số bài hát khác về khát vọng tuổi trẻ.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe bài hát Khát vọng tuổi trẻ (nhạc sĩ Vũ Hoàng) kết hợp vận động nhẹ nhàng theo giai điệu, lời ca bài hát:

https://www.youtube.com/watch?v=VoPbOfoM8CM 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

+ Kể tên một số bài hát khác về khát vọng tuổi trẻ mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát kết hợp vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi bài hát và kể tên một số bài hát khác về khát vọng tuổi trẻ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Cảm nhận về bài hát Khát vọng tuổi trẻ: Bài hát Khát vọng tuổi trẻ là một trong những bài ca truyền cảm hứng mạnh mẽ đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Từ giai điệu cho đến ca từ, bài hát mang đến một thông điệp rõ ràng về sự khao khát, nhiệt huyết và tinh thần vượt qua thử thách để đạt được ước mơ.

+ Một số bài hát khác về khát vọng tuổi trẻ: Đường đến ngày vinh quang - Bức Tường; Tuổi trẻ tài cao - Trọng Tấn; Khát vọng chiến thắng – Nguyễn Hải Phong; Tự nguyện - Trịnh Công Sơn; Khát khao hơn - Vũ Cát Tường;...

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tuổi trẻ luôn là đề tài phổ biến trong các sáng tác nghệ thuật. Đó là cách tác giả gửi gắm khát vọng dựng xây tương lai tươi sáng và tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ. Một trong những bài hát thể hiện khát vọng tuổi trẻ là bài hát Bảy sắc cầu vồng. Bài hát được đưa vào chương trình SGK Âm nhạc 9, để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng lắng nghe lời ca, giai điệu và học Hát – Bài hát Bảy sắc cầu vồng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Học bài hát Bảy sắc cầu vồng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV hát mẫu/ nghe bài hát Bảy sắc cầu vồng.

- Nắm được một số thông tin về xuất xứ bài hát.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và biết cách chia đoạn, chia câu hát bài Bảy sắc cầu vồng. 

- Khởi động giọng theo mẫu tự chọn và học hát bài hát Bảy sắc cầu vồng theo sự hướng dẫn của GV. 

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS học bài hát Bảy sắc cầu vồng theo các nội dung:

- Hát mẫu/nghe bài hát, cảm thụ âm nhạc.

- Giới thiệu xuất xứ bài hát.

- Tìm hiểu bài hát. 

- Khởi động giọng.

- Dạy hát.

c. Sản phẩm: HS hát từng câu bài hát Bảy sắc cầu vồng kết hợp vỗ tay theo phách.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hát mẫu cho HS nghe một lần bài hát Bảy sắc cầu vồng.

https://www.youtube.com/watch?v=HYSgn4FPRPk 

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát Bảy sắc cầu vồng, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. 

- GV khuyến khích HS thể hiện thái độ, tình yêu quê hương đất nước, khát vọng xây dựng tương lai tươi sáng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS lắng nghe bài hát Bảy sắc cầu vồng.

- HS có những cảm nhận ban đầu lời ca, giai điệu bài hát. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động nghe nhạc của HS. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

HÁT: BÀI HÁT BẢY SẮC CẦU VỒNG

1. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- HS lắng nghe bài hát Bảy sắc cầu vồng.

- Có những cảm thụ ban đầu về lời ca, giai điệu bài hát.

Nhiệm vụ 2: Giới thiệu xuất xứ bài hát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cung cấp một số hình ảnh, video về nhạc sĩ Hoàng Vân:

Nhạc sĩ Hoàng Vân (1930 – 2018)

https://www.youtube.com/watch?v=ByaZA4yWL4A 

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày một số thông tin chính về nhạc sĩ Hoàng Vân và xuất xứ bài hát Bảy sắc cầu vồng.

- GV chia sẻ thêm về ý nghĩa các màu sắc của cầu vồng:

+ Đỏ: nhiệt huyết, mạnh mẽ.

+ Cam, vàng: nhiệt tình, ước mơ cháy bỏng của tuổi trẻ.

+ Lục: sức sống, sự phát triển mạnh mẽ.

+ Lam: hi vọng, hòa bình.

+ Chàm: sự trưởng thành.

+ Tím: sự bí ẩn, quyền lực, sang trọng.

Bước 2: HS tiếp thu, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video về nhạc sĩ Hoàng Vân.

- HS thảo luận cặp đôi, sưu tầm thông tin để trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS cặp đôi nêu một số thông tin chính về nhạc sĩ Hoàng Vân và xuất xứ bài hát Bảy sắc cầu vồng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Các màu sắc cầu vồng trong bài hát tạo ra một cuộc sống thú vị, ý nghĩa hơn. Màu cầu vồng là hiện thân cho sự trọn vẹn và hoàn hảo nhất.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

2. Giới thiệu xuất xứ bài hát

- Nhạc sĩ Hoàng Vân: 

+ Tên thật là Lê Văn Ngọ (1930 – 2018). 

+ Ông là người có sự nghiệp sáng tác phong phú và thành công ở nhiều thể loại, nhiều sáng tác đã trở thành bài hát truyền thống của các ngành nghề và địa phương.

– Xuất xứ bài hát Bảy sắc cầu vồng: được nhạc sĩ Hoàng Vân viết theo đơn đặt hàng cho Chương trình trò chơi truyền hình do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ năm 1996 đến năm 1998, phỏng thơ Như Mai. Đây là cuộc thi kiến thức dành cho lứa tuổi học sinh THPT có quy mô toàn quốc.

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu bài hát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát Bảy sắc cầu vồng:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, kết hợp khai thác thông tin SGK tr và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung và ý nghĩa của bài hát Bảy sắc cầu vồng.

- GV hướng dẫn HS tiếp tục quan sát bản nhạc, gợi ý cho HS thống nhất cách chia đoạn, chia câu hát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài hát được chia như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp quan sát bản nhạc và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nội nội dung và ý nghĩa, chia đoạn và chia câu bài hát Bảy sắc cầu vồng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Tìm hiểu bài hát

- Nội dung, ý nghĩa: thể hiện sự đoàn kết, khát vọng xây dựng tương lai tươi sáng và tình yêu quê hương đất nước luôn trong tin của thế hệ trẻ.

- Hình thức: chia làm 4 câu và phần kết là 1 câu hát:

+ Câu 1 + 2: Cầu vồng bảy sắc ... bảy nốt nhạc.

+ Câu 3 + 4: Sáng những giấc mơ ... ta lên đường.

+ Câu kết: Đồ rê mí ... cùng nhau đi tới.

 

 

Nhiệm vụ 4: Khởi động giọng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS khởi động giọng với gam Đô trưởng và trục của gam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS khởi động giọng theo lớp, theo nhóm, cá nhân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

4. Khởi động giọng

HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn dưới sự hướng dẫn của GV. 

 

Nhiệm vụ 5: Dạy hát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn và hát mẫu 1 – 2 câu đầu, bắt nhịp cho cả lớp cùng hát.  

- GV tiếp tục đàn kết hợp hát mẫu từng câu và dạy hát ghép nối các câu; hoàn thiện cả bài.

https://www.youtube.com/watch?v=HYSgn4FPRPk 

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.

- GV lưu ý cho HS những tiết tấu khó. 

- GV hướng dẫn HS hát hoàn thiện cả bài. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập hát bài Bảy sắc cầu vồng theo hướng dẫn của GV. 

- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS hát từng câu, hát ghép nối các câu và hoàn thiện cả bài. 

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV khích lệ những HS hát tốt.

5. Dạy hát

- Nhịp 2/4.

- Dấu nối, đảo phách.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát bài hát Bảy sắc cầu vồng theo hình thức hát song ca nam nữ, hòa giọng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS luyện tập, thực hiện hát bài hát Bảy sắc cầu vồng theo hình thức hát song ca nam nữ, hòa giọng.

c. Sản phẩm: HS thể hiện bài hát Bảy sắc cầu vồng theo hình thức hát song ca nam nữ, hòa giọng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS luyện tập, thực hiện bài hát Bảy sắc cầu vồng theo các hình thức:

- Song ca nam nữ: Cầu vồng bảy sắc ... bảy nốt nhạc.

- Hòa giọng: Sáng những giấc mơ ... cùng nhau đi tới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập nhóm/tổ bài hát Bảy sắc cầu vồng theo hình thức hát song ca nam nữ, hòa giọng.

- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời HS thể hiện bài hát Bảy sắc cầu vồng theo hình thức hát song ca nam nữ, hòa giọng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV khích lệ những HS hát tốt.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hát bài hát Bảy sắc cầu vồng theo hình thức hát bè kết hợp vận động phụ họa, vận động cơ thể và vận động cơ thể theo âm hình tiết tấu; nắm được nội dung đã học thông qua phiếu trắc nghiệm.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS hát bài hát Bảy sắc cầu vồng theo hình thức hát bè kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu hoặc động tác vận động cơ thể.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em sau khi học bài học Bảy sắc cầu vồng.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu trắc nghiệm.

c. Sản phẩm:

- HS thể hiện bài hát Bảy sắc cầu vồng kết hợp vận động phụ họa và vận động cơ thể.

- HS nêu cảm nhận sau khi học bài học Bảy sắc cầu vồng.

- Kết quả phiếu trắc nghiệm.

d. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Tiết 5: Hát Bài hát Bảy sắc cầu Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Âm nhạc 9 KNTT Tiết 5: Hát Bài hát Bảy sắc cầu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác