Soạn giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức Tiết 1: Hát Bài hát Nối vòng tay lớn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 9 Tiết 1: Hát Bài hát Nối vòng tay lớn sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: NỐI VÒNG TAY LỚN

BÀI 1 – TIẾT 1:

HÁT: BÀI HÁT NỐI VÒNG TAY LỚN 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát: hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Nối vòng tay lớn.
  • Nhớ được tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Cảm thụ: Cảm nhận được tính chất âm nhạc hào hùng, khí thế trong bài hát Nối vòng tay lớn.
  • Thể hiện:
  • Hát được bài hát Nối vòng tay lớn ở hình thức hát lĩnh xướng, hòa giọng.
  • Biết gõ đệm hoặc vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của bài hát Nối vòng tay lớn.

3. Phẩm chất

  • Giáo dục HS tình yêu nước và tình đoàn kết dân tộc để xây dựng một đất nước Việt Nam thống nhất, hướng tới tương lai tươi sáng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh bài hát Nối vòng tay lớn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Âm nhạc 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Nhạc cụ tiết tấu.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Âm nhạc 9 và internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung: GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe, kết hợp vận động nhẹ nhàng theo bài hát Tuổi đời mênh mông (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) và trả lời câu hỏi: 

- Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

- Kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà em biết. 

c. Sản phẩm: 

- HS lắng nghe, vận động nhẹ nhàng theo bài hát Tuổi đời mênh mông.

- HS nêu cảm nhận sau khi bài hát và kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe bài hát Tuổi đời mênh mông (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) kết hợp vận động nhẹ nhàng theo giai điệu, lời ca bài hát:

https://www.youtube.com/watch?v=j1AwjwM8vj0

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

+ Kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà em biết. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát kết hợp vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi bài hát và kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Cảm nhận về bài hát Tuổi đời mênh mông: 

  • Cuộc sống quanh ta luôn mở ra những điều kì diệu. Cảnh đẹp thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước luôn gắn với những kỉ niệm của tuổi thơ. Đó là những điều mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gửi gắm trong bài hát Tuổi đời mênh mông.
  • Bài hát có giai điệu thiết tha, trong sáng, nhịp điệu vừa phải, nhịp nhàng, là một khúc ca đẹp về ước mơ trong sáng của tuổi học trò. 

+ Một số bài hát khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Nối vòng tay lớn, Nhớ mùa thu Hà Nội, Hạ trắng, Một cõi đi về,…

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong rất nhiều các sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài hát Nối vòng tay lớn chính là bản hùng ca của niềm hi vọng, tự hào khôn xiết về một non sông Việt Nam đẹp tươi. Bài hát được đưa vào chương trình SGK Âm nhạc 9 để các em ý thức rõ hơn về những khó khăn của ông cha và sự kiên cường bảo vệ hòa bình tổ quốc. Chúng ta sẽ cùng lắng nghe lời ca, giai điệu và học Bài 1 – Tiết 1: Hát – Bài hát Nối vòng tay lớn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Học bài hát Nối vòng tay lớn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV hát mẫu/ nghe bài hát Nối vòng tay lớn.

- Nắm được một số thông tin về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và biết cách chia đoạn, chia câu hát bài Nối vòng tay lớn. 

- Khởi động giọng theo mẫu tự chọn và học hát bài hát Nối vòng tay lớn theo sự hướng dẫn của GV. 

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS học bài hát Nối vòng tay lớn theo các nội dung:

- Hát mẫu/nghe bài hát, cảm thụ âm nhạc.

- Giới thiệu tác giả.

- Tìm hiểu bài hát. 

- Khởi động giọng.

- Dạy hát.

c. Sản phẩm: HS hát từng câu bài hát Nối vòng tay lớn kết hợp vỗ tay theo phách.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe bài hát Nối vòng tay lớn.

https://www.youtube.com/watch?v=D_d55NpYpIs

- GV hát mẫu cho HS nghe một lần bài hát.

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát Nối vòng tay lớn, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. 

- GV khuyến khích HS thể hiện thái độ, tình cảm, niềm hi vọng, tự hào khôn xiết về một non sông Việt Nam đẹp tươi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS lắng nghe bài hát Nối vòng tay lớn.

- HS có những cảm nhận ban đầu lời ca, giai điệu bài hát. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động nghe nhạc của HS. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

HÁT: BÀI HÁT NỐI VÒNG TAY LỚN

1. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- HS lắng nghe bài hát Nối vòng tay lớn.

- Có những cảm thụ ban đầu về lời ca, giai điệu bài hát.

Nhiệm vụ 2: Giới thiệu tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cung cấp một số hình ảnh, video về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 – 2001)

https://www.youtube.com/watch?v=H52TUkhUPec

https://www.youtube.com/watch?v=gMMI0hLDjtE

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày một số thông tin chính về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. 

Bước 2: HS tiếp thu, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

- HS thảo luận cặp đôi, sưu tầm thông tin để trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS cặp đôi nêu một số thông tin chính về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

2. Giới thiệu tác giả

- Quê quán: Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Sự nghiệp âm nhạc:

+  Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1958, đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca, được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công nhất là Khánh Ly - danh ca gắn liền tên tuổi với hàng trăm ca khúc của ông.

+ Ngoài ra, ông còn là nhà thơ, họa sĩ, diễn viên và ca sĩ (từng biểu diễn một số bài hát do chính mình sáng tác).

+ Là Hội viên Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập phụ san Thế Giới Âm Nhạc (Hội Nhạc sĩ Việt Nam).

- Một số sáng tác tiêu biểu: Cát bụi, Diễm xưa, Hãy yêu nhau đi, Người con gái Việt Nam da vàng, Thành phố mùa xuân,…

- Giải thưởng:

+ Giải thưởng của Hội nhạc sĩ cho chuỗi bài hát: “Xin trả nợ người”, “Sóng về đâu”, “Em đi bỏ lại con đường” (năm 1997).

+ Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới (năm 2004)

+….

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu bài hát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát Nối vòng tay lớn.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, kết hợp khai thác thông tin SGK tr và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung và ý nghĩa của bài hát Nối vòng tay lớn. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về bài hát: 

+ Nối vòng tay lớn được sáng tác năm 1968, sau sự kiện 30/4/1975. Ca khúc được vang lên trên đài phát thanh Sài Gòn do chính nhạc sĩ trình bày. 

+ Ngày nay, ca khúc trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam, thường được hát trong những sinh hoạt tập thể, đêm nhạc cộng đồng và nhiều chương trình âm nhạc lớn nhỏ ở trong nước, hải ngoại.

+ Ca khúc đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh với tên “Great Circle of Vietnam” (Richard Fuller - một người Mỹ yêu thích nhạc Trịnh). Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã nhắc đến ca khúc này trong bài phát biểu trước giới trẻ Việt Nam tháng 5/2016 để bày tỏ thiện chí về việc hai dân tộc hòa giải những mâu thuẫn trong quá khứ để xích lại gần nhau hơn.

- GV hướng dẫn HS tiếp tục quan sát bản nhạc, gợi ý cho HS thống nhất cách chia đoạn, chia câu hát và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài hát được chia thành mấy đoạn?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp quan sát bản nhạc và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nội nội dung và ý nghĩa, chia đoạn và chia câu bài hát Nối vòng tay lớn. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Hơn 50 năm ca khúc “Nối vòng tay lớn” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thực hiện sứ mệnh lan tỏa tình đoàn kết dân tộc. Khúc ca ngày giải phóng đó vẫn còn vang mãi, để nhắc nhở chúng ta về một chân lý -  dù cho bất kì biến cố nào xảy ra, non sông Việt Nam vẫn sẽ liền một dải, dân tộc Việt Nam vẫn sẽ là một dân tộc đoàn kết và thống nhất.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Tìm hiểu bài hát

- Nội dung, ý nghĩa: thể hiện tình cảm của người dân Việt Nam yêu nước và mong muốn cùng nhau đoàn kết  xây dựng cuộc sống an vui, hòa bình vì một đất nước Việt Nam thống nhất.

- Hình thức: chia làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Rừng núi dang tay…một vòng Việt Nam.

+ Đoạn 2: Cờ nối gió…nụ cười nối trên môi.

+ Đoạn 3 (nhắc lại giai điệu đoạn 1): Từ Bắc vô nam… một vòng tử sinh.

 

 

Nhiệm vụ 4: Khởi động giọng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

4. Khởi động giọng

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Tiết 1: Hát Bài hát Nối vòng tay Âm nhạc 9 kết nối tri thức, giáo án Âm nhạc 9 KNTT Tiết 1: Hát Bài hát Nối vòng tay

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác