Soạn giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 29: Thường thức âm nhạc: Đàn nguyệt và đàn tính; Ôn bài hát: Soi bóng bên hồ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 âm nhạc tiết 29: Thường thức âm nhạc: Đàn nguyệt và đàn tính; Ôn bài hát: Soi bóng bên hồ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 13 – TIẾT 29:

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: ĐÀN NGUYỆT VÀ ĐÀN TÍNH

ÔN BÀI HÁT: SOI BÓNG BÊN HỒ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết và nêu được một số đặc điểm của đàn nguyệt, đàn tính.
  • Hát thuộc lời ca bài hát Soi bóng bên hồ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của 2 nhạc cụ.
  • Biết thể hiện bài hát Soi bóng bên hồ kết hợp vận động theo nhịp điệu. Biết biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau.
  1. Phẩm chất
  • Qua tìm hiểu đàn nguyệt, đàn tính, giáo dục cho HS yêu thích các nhạc cụ dân tộc, có ý thức gìn giữ bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
  • Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/file âm thanh phục vụ tiết dạy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 8.
  • Nhạc cụ gõ.
  • Tìm hiểu trước về đàn nguyệt và đàn tính qua các nguồn tư liệu trên Internet hoặc sách, báo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe tác phẩm do dàn nhạc dân tộc hòa tấu.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS xem video.
  4. Sản phẩm: HS lắng nghe tác phẩm do dàn nhạc dân tộc hòa tấu.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video và nêu yêu cầu:

https://youtu.be/FGuUb75__88?si=rKVt_XY76D4S7F8u

+ Bài hát trong video là bài hát gì?

+ Bài hát được biểu diễn dưới hình thức nào?

- GV cho HS thảo luận theo cặp đôi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video và lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi để đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

+ Bài hát trên là bài Tình yêu màu nắng.

+ Bài hát được trình diễn theo hình thức hòa tấu dàn nhạc dân tộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết 29: Thường thức âm nhạc – Đàn nguyệt và đàn tính; Ôn bài hát – Soi bóng bên hồ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết về đặc điểm của đàn nguyệt và đàn tính.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đàn nguyệt và đàn tính.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra những thông tin về đàn nguyệt và đàn tính.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đàn nguyệt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video biểu diễn đàn nguyệt:

https://youtu.be/xT_ArR1TdJ4?si=iY1G4Z28hepPvaAT

(1p24 – hết)

- GV tổ chức cho các nhóm đưa ra những thông tin đã chuẩn bị về đàn nguyệt và nêu nhiệm vụ: Nêu những hiểu biết của em về đàn nguyệt.

- GV hướng dẫn HS cùng nhau thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện trình bày trước lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu đàn nguyệt

- Đàn nguyệt (Nam Bộ gọi là đàn kìm) du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỉ XI và sử dụng trong nhiều hình thức sinh hoạt âm nhạc truyền thống của người Việt.

- Mặt đàn hình tròn như Mặt Trăng nên có tên gọi là đàn nguyệt. Đàn có 2 dây bằng tơ se hoặc nilon. Khi biểu diễn, người chơi đàn trong tư thế ngồi hoặc đứng. Tay trái bấm phím đàn, tay phải dùng móng gảy lên dây đàn. Âm thanh đàn nguyệt khỏe khoắn, hơi mờ đục, âm cao tươi sáng, kết hợp với các kĩ thuật chơi như gảy, vê, nhấn, rung,...

- Ngày nay, đàn nguyệt vẫn là nhạc cụ được dùng phổ biến, đặc biệt không thể thiếu trong hát chầu văn – một sinh hoạt âm nhạc dân gian đặc sắc của người việt ở Bắc Bộ và trong nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đàn tính

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video biểu diễn đàn tính:

https://youtu.be/YQ0DPukDc-0?si=cM79_TN6XQLq77V4

- GV tổ chức cho các nhóm đưa ra những thông tin đã chuẩn bị về đàn tính và nêu nhiệm vụ: Nêu những hiểu biết của em về đàn tính.

- GV hướng dẫn HS cùng nhau thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện trình bày trước lớp.

- GV gợi mở cho HS cảm nhận những nét đặc sắc của đàn nguyệt, đàn tính: Đàn nguyệt ở miền Nam gọi là đàn kìm, đàn tính là tính tẩu. Đàn nguyệt có thể độc tấu, hòa tấu. Đàn tính thường đệm cho hát Then – những làn điệu dân ca của đồng bào Tày, Nùng, Thái,...

­­- GV yêu cầu HS có ý thức bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa truyền thống như các làn điệu dân ca, nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu đàn tính

- Đàn tính (tính tẩu) xuất hiện ở Việt Nam từ lâu đời, phổ biến trong sinh hoạt văn hóa dân gian của một số đồng bào miền núi như Tày, Nùng, Thái,...

- Bầu đàn được làm bằng nửa quả bầu khô cắt ngang, có khoét lỗ nhỏ hình hoa thị để thoát âm. Mặt đàn được làm bằng miếng gỗ mỏng, cần đàn trơn không có phím. Đàn có loại 2 dây hoặc 3 dây.

- Theo cách chơi đàn truyền thống, người chơi gảy bằng ngón trỏ của tay phải. Âm thanh của đàn tính êm dịu, thanh thoát, thường dùng để đệm trong hát then.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập bài hát Soi bóng bên hồ.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS ôn tập bài hát.
  4. Sản phẩm: HS thể hiện bài hát trước lớp.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mở file nhạc bài hát Soi bóng bên hồ cho HS.

https://youtu.be/pfdEv0J0sPg?si=A0nQPcYwfW4iDm73

- GV tổ chức cho HS ôn bài hát Soi bóng bên hồ theo ý thích và sáng tạo riêng.

- GV hướng dẫn HS hát đúng, thể hiện sắc thái tình cảm và hát đúng những từ có âm luyến trong bài hát Soi bóng bên hồ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe và hát theo ý thích và sáng tạo riêng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 nhóm thể hiện bài hát trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm, cá nhân thể hiện tốt.

- GV sửa sai cho HS về cao độ, trường độ và lời bài hát (nếu có).

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu những hiểu biết của bản thân về đàn nguyệt và đàn tính.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện luyện tập.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đàn nguyệt, đàn tính.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm và trả lời câu hỏi SGK tr.55:

+ So sánh âm sắc của đàn nguyệt và đàn tính.

+ Vẽ bức tranh về đàn nguyệt, đàn tính hoặc làm mô hình đàn bằng vật liệu trong đời sống để chia sẻ với bạn ở phần Vận dụng – Sáng tạo.


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 29 Thường thức âm nhạc Đàn nguyệt và đàn tính; Ôn bài hát: Soi bóng bên hồ, Giáo án word âm nhạc 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 29 Thường thức âm nhạc Đàn nguyệt và đàn tính; Ôn bài hát: Soi bóng bên hồ

Xem thêm giáo án khác