Soạn giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 28: Hát: Bài hát soi bóng bên hồ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 âm nhạc tiết 28: Hát: Bài hát soi bóng bên hồ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

BÀI 13 – TIẾT 28:

HÁT: BÀI HÁT SOI BÓNG BÊN HỒ

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hát đúng cao độ, trường độ và lời ca bài dân ca Soi bóng bên hồ.
  • Biết bài hát Soi bóng bên hồ là một bài dân ca của đồng bào dân tộc Giáy.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực âm nhạc:

  • Thể hiện được sắc thái, tính chất âm nhạc của bài dân ca Soi bóng bên hồ.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục HS có lòng nhân ái, có tinh thần đoàn kết với tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc
  • Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ.
  • Phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/file âm thanh phục vụ tiết dạy.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 8.
  • Nhạc cụ gõ.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SHS và internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe, kết hợp vận động theo nhạc.
  3. Nội dung: GV cho HS nghe một bài dân ca Việt Nam.
  4. Sản phẩm: HS lắng nghe, cảm nhận được giai điệu bài hát và vận động theo bài hát.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS lắng nghe bài hát dân ca Bắc Bộ Bèo dạt mây trôi:

https://youtu.be/05M5jKoxw78?si=2pm3tJZyjJhWvMdJ

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, cảm nhận giai điệu bài hát, kết hợp vận động theo nhạc.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát Bèo dạt mây trôi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe giai điệu bài hát, vận động theo nhạc và nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ cảm nhận sau khi bài hát.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Bài hát Bèo dạt mây trôi là một bài hát dân ca Việt Nam, với nội dung thể hiện nỗi nhớ của người con gái/chàng trai đối với người yêu ở phương xa. Ca từ trong bài Bèo dạt mây trôi rất giản dị, gần gũi với nông thôn Việt Nam, sử dụng những hình tượng nghệ thuật tạo ra một khung cảnh nhớ nhung sâu lắng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết 28: Hát – Bài hát Soi bóng bên hồ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG: HỌC HÁT BÀI SOI BÓNG BÊN HỒ – HỌC HÁT TỪNG CÂU KẾT HỢP VỖ TAY THEO PHÁCH

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV hát mẫu/ nghe bài hát Soi bóng bên hồ.

- Nắm được một số thông tin về dân ca Giáy.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài hát.

- Khởi động giọng theo mẫu tự chọn trước khi hát.

- Học hát: HS hát từng câu ngắn và hát cả bài.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS học bài hát Soi bóng bên hồ – Học hát từng câu kết hợp vỗ tay theo phách theo các nội dung:

- Giới thiệu bài hát.

- Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc.

- Khởi động giọng.

- Dạy hát.

  1. Sản phẩm: HS hát bài hát Soi bóng bên hồ kết hợp vỗ tay theo phách.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu bài hát

- GV giới thiệu cho HS về thể loại dân ca nói chung và dân ca của các dân tộc thiểu số: Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam. Thể loại này có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có của các dân tộc Việt Nam, do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Tuy nhiên mỗi tỉnh thành của Việt Nam lại có âm giọng và ca từ khác nhau nên dân ca cũng phân theo tỉnh cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ngày nay muốn biết được xuất xứ của một bài dân ca nào đó người ta thường dựa vào một vài đặc điểm có trong đó ví dụ như tiếng địa phương, những địa danh.

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát.

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về bài hát: Dân tộc + Giáy là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống tập trung ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng. Dân tộc Giáy có truyện cổ, thơ ca, câu đố, đồng dao,... Dân ca của dân tộc Giáy phong phú, nhiều thể loại, mỗi loại có các bài với làn điệu khác nhau.

+ Soi bóng bên hồ là một bài dân ca khá điển hình của dân tộc Giáy.

- GV cùng HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa bài hát.

- GV hướng dẫn HS chia đoạn, chia câu cho bài hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bản nhạc, lắng nghe GV giới thiệu một số thông tin về bài hát.

- HS thảo luận cặp đôi về nội dung, ý nghĩa bài hát.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Giới thiệu bài hát

Bài hát Soi bóng bên hồ là bài dân ca của đồng bào Giáy. Bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng với hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống tươi đẹp ở miền núi phía Bắc nước ta.

 

Nhiệm vụ 2: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe bài hát Soi bóng bên hồ.

https://youtu.be/pfdEv0J0sPg?si=zXz_D7H_Ssuh6c6E

- GV hát mẫu cho HS nghe một lần bài hát.

- GV hướng dẫn HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát Soi bóng bên hồ, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.

- GV khuyến khích HS thể hiện thái độ tự hào, trân trọng âm nhạc mang giai điệu quê hương.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS lắng nghe bài hát Soi bóng bên hồ.

- HS cảm nhận được lời ca, giai điệu bài hát.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động nghe nhạc của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- HS lắng nghe bài hát Soi bóng bên hồ.

- Có những cảm thụ ban đầu về lời ca, giai điệu bài hát.

 

Nhiệm vụ 3: Khởi động giọng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS khởi động giọng theo lớp, theo nhóm, cá nhân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có) và chuyển sang nhiệm vụ mới.

3. Khởi động giọng

HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

 

Nhiệm vụ 4: Dạy hát

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn giai điệu cho HS hát từng câu ngắn.

- GV hướng dẫn HS từng câu và liên kết các câu hát để hoàn thành bài hát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập hát theo hướng dẫn của GV.

- GV lắng nghe, phát hiện và sửa những tiếng hát chưa chính xác về cao độ, tiết tấu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS hát từng câu ngắn và hát cả bài.

- GV yêu cầu HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có

4. Dạy hát

Hát nhẹ nhàng, tự nhiên, đặc biệt chú ý tập hát đúng các từ trong lời hát có luyến âm.


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 28 Hát Bài hát soi bóng bên hồ, Giáo án word âm nhạc 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 28 Hát Bài hát soi bóng bên hồ

Xem thêm giáo án khác