Soạn giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 27: Ôn tập giữa học kì II
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 âm nhạc tiết 27: Ôn tập giữa học kì II sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12 - TIẾT 27:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ
- GV cùng HS hệ thống các nội dung đã học trong Chủ đề 5 và Chủ đề 6.
- GV tổ chức ôn luyện kiến thức của các mạch nội dung Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Lí thuyết âm nhạc, Thường thức âm nhạc, Nhạc cụ theo cá nhân/nhóm HS.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Nêu ý nghĩa, nội dung, cảm nhận được tính chất âm nhạc; Ôn luyện, biểu diễn các bài hát đã học bằng các hình thức khác nhau.
- Nêu hiểu biết về gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ; xác định giọng qua các bài hát, bài đọc nhạc đã học.
- Trình bày hiểu biết về nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.
- Phẩm chất
- Giáo dục HS có ý thức chăm chỉ luyện tập, tinh thần trách nhiệm, hỗ trợ bạn và nhóm khác để cùng hoàn thành mục tiêu bài học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ tiết dạy.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 8.
- Nhạc cụ gõ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học và trả lời nhanh câu hỏi:
- Em hãy nêu tên một bài hát, tác giả và nội dung bài hát đã học trong Chủ đề 5, 6 mà em yêu thích nhất.
- Thể hiện một số câu hát mà em ấn tượng nhất trong bài hát đó.
- Sản phẩm:
- Tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát mà HS yêu thích nhất.
- 2 – 3 câu hát mà HS ấn tượng nhất trong bài hát.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời nhanh câu hỏi:
- Em hãy nêu tên một bài hát, tác giả và nội dung bài hát đã học trong Chủ đề 5, 6 mà em yêu thích nhất.
- Thể hiện một số câu hát mà em ấn tượng nhất trong bài hát đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày, thể hiện trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Tên bài hát, tác giả và nội dung của các bài hát đã học trong Chủ đề 5, 6:
+ Ngày Tết quê em (Từ Huy): Với giai điệu vui tươi, rộn ràng, hình ảnh các phong tục tốt đẹp chào đón năm mới được lồng ghép khéo léo trong ca từ, làm nổi bật lên khung cảnh ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam.
+ Hát lên cho ngày mai (Lời việt: Hoàng Long): Bài hát là một thông điệp về hòa bình, tình yêu thương con người và ước vọng của toàn nhân loại hướng tới một cuộc sống tươi đẹp, bình yên cho hôm nay và muôn đời sau.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết 27 – Ôn tập giữa học kì 2.
- HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
Hoạt động 1: Hát
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ôn luyện và biểu diễn bài hát Ngày Tết quê em, Hát lên cho ngày mai bằng các hình thức đã học hoặc sáng tạo.
- Nội dung: GV chia HS thành 4 nhóm, tổ chức và hướng dẫn HS ôn luyện, biểu diễn bài hát Ngày Tết quê em, Hát lên cho ngày mai bằng hình thức đã học hoặc sáng tạo.
- Sản phẩm: HS biểu diễn bài hát Ngày Tết quê em, Hát lên cho ngày mai bằng hình thức đã học hoặc sáng tạo.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể như sau:
+ Nhóm 1, 2: Ôn luyện và biểu diễn các bài hát Ngày Tết quê em bằng các hình thức đã học hoặc tự sáng tạo.
https://youtu.be/dAdf1yofqmg
+ Nhóm 3, 4: Ôn luyện và biểu diễn các bài hát Hát lên cho ngày mai bằng các hình thức đã học hoặc tự sáng tạo.
- GV hướng dẫn cho HS các hình thức ôn luyện và biểu diễn:
+ Hát theo hình thức hòa giọng, nối tiếp.
+ Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ôn luyện và biểu diễn trong nhóm.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 4 nhóm lần lượt trình bày phần biểu diễn bài hát Ngày Tết quê em, Hát lên cho ngày mai bằng các hình thức đã học hoặc tứ sáng tạo.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét phần thể hiện bài hát của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý phần biểu diễn, thể hiện bài hát của các nhóm.
- GV khen ngợi, khích lệ nhóm có phần thể hiện tốt.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Nghe nhạc
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe lại và nêu được ý nghĩa, nội dung, cảm nhận được tính chất âm nhạc của bài hát Trở về Surriento.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe nhạc và yêu cầu HS nêu ý nghĩa, nội dung, cảm nhận được tính chất âm nhạc của bài hát Trở về Surriento.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa, nội dung, tính chất âm nhạc của bài hát Trở về Surriento và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp nghe lại bài hát Trở về Surriento:
https://youtu.be/WqbkS9EAJTI
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa, nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát Trở về Surriento.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe nhạc, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa, nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát Trở về Surriento.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Nội dung, ý nghĩa: Gợi lên nỗi khắc khoải, nhớ mong của những người con xa quê hương.
+ Tính chất âm nhạc: giai điệu tha thiết, sâu lắng.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 3: Đọc nhạc
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS ôn luyện Bài đọc nhạc số 3, 4.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn luyện Bài đọc nhạc số 3, 4 (Đọc nhạc kết hợp gõ đệm phách mạnh và phách mạnh vừa, đọc nhạc kết hợp đánh nhịp, , đọc nhạc kết hợp ghép lời ca).
- Sản phẩm học tập: HS đọc nhạc Bài đọc nhạc số 3, 4 và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV nêu yêu cầu ôn tập cho HS: Ôn luyện Bài đọc nhạc số 3, 4.
- GV hướng dẫn HS luyện tập:
+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm vào phách mạnh và phách mạnh vừa.
+ Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp .
+ Đọc nhạc kết hợp ghép lời ca.
- Bài đọc nhạc số 3: https://youtu.be/wvmW_DUDJNI
- Bài đọc nhạc số 4: https://youtu.be/j0YnP0yEvK8
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ôn luyện theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày, thể hiện Bài đọc nhạc số 3, 4 trước lớp.
- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý phần biểu diễn, thể hiện Bài đọc nhạc số 3, 4 của các nhóm.
- GV khen ngợi, khích lệ nhóm có phần thể hiện tốt.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 4. Lí thuyết âm nhạc
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày hiểu biết về nhịp gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ.
- Xác định giọng qua các bài hát, bài đọc nhạc đã học.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu, nêu hiểu biết về nhịp ; gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ và xác định giọng qua bài hát, bài đọc nhạc đã học.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhịp ; gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ; giọng qua các bài hát, bài đọc nhạc đã học và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Trình bày hiểu biết về nhịp .
+ Trình bày hiểu biết về gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ.
+ Xác định giọng qua các bài hát, bài đọc nhạc đã học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Nhịp :
- Gồm 6 phách trong một ô nhịp.
- Mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt móc đơn.
- Mỗi nhịp có 2 trọng âm.
- Phách 1 mạnh; phách 2 và 3 nhẹ.
- Phách 4 mạnh vừa, phách 5 và 6 nhẹ.
- Tính chất nhẹ nhàng, uyển chuyển.
+ Gam thứ:
- Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, bắt đầu từ âm bậc I (âm chủ - âm ổn định nhất).
- Có cấu tạo cung và nửa cung như sau:
+ Giọng thứ:
- Hình thành khi các bậc âm của gam thứ được sử dụng để xây dựng một tác phẩm âm nhạc (bài hát, bản nhạc).
- Tên gọi của giọng bao gồm tên âm chủ kèm theo từ “thứ” (moll hoặc Minor).
- Bài hát, bản nhạc có tính chất trữ tình, mềm mại thường được viết ở giọng thứ.
+ Giọng La thứ:
- Giọng thứ có âm chủ là nốt La.
- Kí hiệu: a – moll hoặc A Minor.
- Giọng La thứ gồm các bậc âm cơ bản. Vì thế, một bài hát hoặc bản nhạc viết ở giọng La thứ thì hóa biểu (hệ thống dấu hóa sau khóa nhạc) không có dấu thăng hoặc dấu giáng và thường kết thúc bằng âm chủ là nốt La.
- Thành phần âm của giọng La thứ:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 8 kết nối tri thức
Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử công nghệ 8 kết nối tri thức
Giáo án Tin học 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử công dân 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án điện tử âm nhạc 8 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử mĩ thuật 8 kết nối tri thức
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức
Giáo án Thể dục 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 8 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo