Soạn giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 20: Thường thức âm nhạc: và ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ; Ôn bài hát: Ngày Tết quê em

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 âm nhạc tiết 20: Thường thức âm nhạc: và ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ; Ôn bài hát: Ngày Tết quê em sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9 – TIẾT 20:

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ TRẦN HOÀN VÀ CA KHÚC MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ

ÔN BÀI HÁT: NGÀY TẾT QUÊ EM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Trần Hoàn, hoàn cảnh ra đời bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.
  • Ôn luyện bài hát Ngày Tết quê em với các hình thức: Hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động có thể theo tiết tấu.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Cảm nhận được tính chất, nội dung và vè đẹp âm nhạc qua bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.
  • Thể hiện được bài hát Ngày Tết quê em kết hợp gõ đệm hoặc vận động cơ thể theo tiết tấu.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về nền văn hóa dân tộc, sự khiêm tốn, chăm chỉ học hỏi trong cuộc sống, tinh thần đoàn kết trong công việc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
  • Đàn phím điện tử.
  • Phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ tiết dạy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 8.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK và internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được những cảnh đẹp, phong tục, lễ hội được tổ chức mỗi dịp xuân về.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh.
  4. Sản phẩm: Phần trả lời của HS.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video và nêu yêu cầu thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ: Các bức tranh nói về những cảnh đẹp, phong tục, lễ hội nào khi xuân về.

 

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS thảo luận theo nhóm đôi để đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Nội dung bức tranh:

+ Hình 1: Hoa đào.

+ Hình 2: Cây quất.

+ Hình 3: Lễ hội Chùa Hương.

+ Hình 4: Phong tục lì xì ngày Tết.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết 20: Thường thức âm nhạc – Nhạc sĩ Trần Hoàn và ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ; Ôn bài hát – Ngày Tết quê em.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết về nhạc sĩ Trần Hoàn và ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS:

- Tìm hiểu về nhạc sĩ Trần Hoàn.

- Nghe bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.

  1. Sản phẩm: HS đưa ra những thông tin về nhạc sĩ Trần Hoàn và ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhạc sĩ Trần Hoàn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video một số ca khúc tiêu biểu của nhạc sĩ Trần Hoàn:

+ Thăm bến Nhà Rồng: https://youtu.be/vT9cK0SJPrQ

+ Lời ru trên nương: https://youtu.be/UlcdhdKfIXw

+ Khúc hát người Hà Nội: https://youtu.be/2T5LISlf9OQ

+ Tình ca mùa xuân: https://youtu.be/MNjsPY2yXYg

+ Lời Bác dặn trước lúc đi xa:

https://youtu.be/O6kGkmAhxZw

+ Sơn nữ ca: https://youtu.be/Sk-0aecUJfk

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nêu hiểu biết của em về nhạc sĩ Trần Hoàn.

+ Các ca khúc của nhạc sĩ Trần Hoàn có đặc điểm gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Nghe và cảm nhận ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe/xem video ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ:

https://youtu.be/dC_Bi1r7aaE

- GV yêu cầu HS nghe và cảm nhận tác phẩm trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể.

- GV chia HS thành 4 nhóm (4- 6 HS/nhóm).

- GV đưa ra nhiệm vụ cho HS:

+ Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh ra đời bài hát.

+ Nhóm 2: Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ.

+ Nhóm 3: Nêu cảm nghĩ của em sau khi nghe ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ.

+ Nhóm 4: Nêu những hình ảnh gợi tả về mùa xuân mà em thấy ấn tượng trong ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ.

Bước 2: HS tiếp thu, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video hợp xướng và bản nhạc.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

+ Hoàn hoàn cảnh ra đời bài hát.

+ Tính chất âm nhạc của ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ.

+ Cảm nghĩ của khi nghe ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh gợi tả về mùa xuân ấn tượng trong ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ: Tác giả sử dụng phép so sánh: một bông hoa, con chim, từng giọt sương, tôi,... nguyện làm một con chim, một nhành hoa, một nốt nhạc trầm, một mùa xuân nho nhỏ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nhạc sĩ Trần Hoàn

- Nhạc sĩ Trần Hoàn tên thật là Nguyễn Tăng Hích (1928 – 2003), bút danh Hồ Thuận An

- Sáng tác đầu tay: Học sinh vui tươi (khi còn là HS trường Lycée Khải Định).

- Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông dùng ngòi bút của mình sáng tác để phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến.

- Một số ca khúc: Sơn nữ ca, Khúc hò khoan trên sông Hương, Cảm xúc từ Làng Sen, Thăm bến Nhà Rồng, Con trâu kháng chiến, Bà Ba, Lời người ra đi,...

- Ca từ trong bài hát của ông bình dị, giàu vần điệu, nhiều luyến láy, tiết tấu thường chậm, nhấn nhá. Âm nhạc giàu chất dân ca miền Trung.

- Nhạc sĩ Trần Hoàn đã đóng góp nhiều ca khúc có giá trị cho nền âm nhạc Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nghe và cảm nhận ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ

- Hoàn cảnh ra đời: Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc vào năm 1980. Với chất liệu trữ tình của dân ca Huế, bài hát như một bức tranh xuân đầm ấm và tràn đầy tình cảm. Bài hát viết theo nhịp , có giai điệu phóng khoáng, trong sáng và sâu lắng.

- Tính chất âm nhạc:

+ Đoạn 1 viết ở giọng thứ với tính chất âm nhạc nhẹ nhàng, thiết tha.

+ Đoạn 2 chuyển sang giọng trưởng, tính chất âm nhạc vui tươi, rộn ràng.

- Cảm nhận ca khúc:

+ Nội dung ca nhạc: Lời tâm sự, chiêm nghiệm của một nhà thơ đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Thông điệp: Mỗi chúng ta hãy sống khiêm nhường, đóng góp chút công sức nhỏ bé của mình để làm cho cuộc đời này tươi đẹp hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 20 Thường thức âm nhạc và ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ; Ôn bài hát: Ngày Tết quê em, Giáo án word âm nhạc 8 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ âm nhạc 8 kết nối tri thức tiết 20 Thường thức âm nhạc: và ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ; Ôn bài hát: Ngày Tết quê em

Xem thêm giáo án khác