Soạn giáo án Âm nhạc 10 chân trời sáng tạo bài 5: Các giai đoạn lịch sử âm nhạc phương tây

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 10 bài 5: Các giai đoạn lịch sử âm nhạc phương tây sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5 – CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ ÂM NHẠC PHƯƠNG TÂY

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ nêu được một vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới, kể được tên một số nhạc sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn

  1. Năng lực

- Năng lực chung: 

+ Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.

+ Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ,… hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng: 

+ Nêu được một vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới, kể được tên một số nhạc sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn

  1. Phẩm chất: Có thái độ tích cực trong giờ học. Yêu thích bài hát, thể hiện được sự nhiệt huyết, hoài bão và ước mơ để cống hiến sức mình xây dựng đất nước.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với GV:

+ SGK, SGV, Giáo án.

+ Hình ảnh các nhạc sĩ tiêu biểu, máy chiếu, bảng tương tác, file audio L.V Beethoven, chương 1, Giao hưởng số 5; F. Choptin, Etude cho piano số 12, giọng đô Thứ; D.Shostakovich, chương 1, giao hưởng số 7

  1. Đối với HS: SGK,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới
  3. Nội dung: GV cho HS chia sẻ tên một số nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế giới
  4. Sản phẩm học tập: HS hiểu biết thêm về các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS chia sẻ với các bạn tên một số nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế giới mà em biết theo gợi ý:

+ Tên của nhà soạn nhạc là gì?

+ Là người nước nào?

+ Tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ đó

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe và tiếp nhận câu hỏi, chia sẻ hiểu biết của bản thân

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS đứng lên chia sẻ cảm nhận của bản thân: (Gợi ý)

+ Ludwig van Beethoven (1770 – 1827) là một nhà soạn nhạc Cổ điển người Đức, nhưng phần lớn thời gian ông sống ở Viên và Áo. Tác phẩm: Bản sonata Ánh trăng

+ Pyotr Ilyich Tchaikovsky (1840 – 1893) là nhà soạn nhạc hàng đầu của Nga. Tác phẩm "Hồ Thiên Nga", "Bốn mùa"

+ Wolfgang Amadeus Mozart (1756 – 1791) là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc. Bản dạ khúc  “A Little Night Music

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào tiết học: Vừa rồi chúng ta vừa được biết thêm về những nhạc sĩ nổi tiếng thế giới và những tác phẩm của họ. Những nhạc sĩ này đều đến từ phương Tây. Lịch sử âm nhạc phương Tây được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn với sự xuất hiện của nhiều trường phái, phong cách âm nhạc và các tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm trong Bài 5: Các giai đoạn lịch sử âm nhạc phương Tây

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Giới thiệu vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc phương tây

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu biết được các giai đoạn lịch sử âm nhạc phương tây
  2. Nội dung: HS đọc kĩ bài viết trong SGK
  3. Sản phẩm học tập: HS biết được các giai đoạn lịch sử âm nhạc phương Tây, các đặc điểm cơ bản trong từng giai đoạn
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc kĩ bài viết trong SGK, nắm được niên đại các giai đoạn lịch sử âm nhạc phương Tây, các đặc điểm cơ bản trong từng giai đoạn

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các hình ảnh trong cây thời gian trong SGK biểu thị cho tiến trình phát triển của lịch sử âm nhạc để HS dễ liên tưởng và ghi nhớ

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trao đổi theo cặp đôi, bổ sung thêm những thông tin bên ngoài mà bản thân biết

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đi xung quanh, quan sát HS trao đổi nội dung bài học

1. Vài nét về giai đoạn lịch sử phương Tây

1.1 Âm nhạc Nguyên thủy

Khoảng từ thiên niên kỉ III TCN

• Âm nhạc thời nguyên thuỷ được coi là âm nhạc sơ khai của nhân loại.

• Là âm nhạc của từng bộ tộc, tự biên tự diễn, chưa có âm nhạc chuyên nghiệp.

• Chế tác những nhạc cụ đầu tiên là nhạc cụ gõ, nhạc cụ hơi làm bằng đá, xương động vật tre nứa.

1.2 Âm nhạc Cổ đại

- Khoảng từ thế kỷ thứ VI TCN đến the ki VI

• Hình thành những nền văn hoá âm nhạc lớn của thế giới, trong đó có âm nhạc Hy Lạp và La Mã cổ đại. Hình thành cơ sở lí thuyết âm nhạc cổ đại.

• Âm nhạc dân gian phát triển.

• Nhạc cụ: đàn lyre, đàn harpe, kèn và sáo.

1.3 Âm nhạc Trung cổ

Từ thế kỉ VI đến thế kỉ XV • Phát minh hệ thống kỉ âm trên 5 dòng kẻ.

• Ca hát giữ vai trò chủ đạo.

• Hình thành ba dòng nhạc: dòng nhạc dân gian, dòng nhạc tôn giáo và dòng nhạc quý tộc,

• Âm nhạc tôn giáo phát triển.

• Nhạc cụ: đàn organ ống, kèn, sáo với các chất liệu khác nhau.

1.4 Âm nhạc Phục hưng

Thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XV|| • Nghệ thuật Phục hưng là phục hồi lại cái đẹp, cải toàn mĩ trong nghệ thuật cổ đại, chủ yếu là cổ đại Hy Lạp.

• Ba dòng nhạc dân gian, tôn giáo và

cung đình tiếp tục phát triển.

• Cùng với thanh nhạc, khi nhạc bắt đầu

được chú trọng.

• Lĩnh vực đào tạo âm nhạc được

quan tâm.

• Nhạc sĩ tiêu biểu: J. Peri (1561 – 1633). C. Monteverdi (1567 - 1643), A. Scarlatii (1659-1725),...

1.5 Âm nhạc tiền cổ điển (Baroque)

Cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII

• Kế thừa những tư tưởng và thành tựu | thời kì Phục hưng, tạo dựng được các

tác phẩm có tính nghệ thuật cao các thể loại âm nhạc được định hình rõ nét hơn.

• Thanh nhạc và khí nhạc cùng phát triển. • Âm nhạc phúc điệu được hoàn chỉnh và

đua lên đỉnh cao nghệ thuật.

• Ứng dụng và phổ biến hệ thống Bình quần luật

• Nhạc sĩ tiêu biểu: A. Vivaldi (1678 – 1741), G. Handel (1685-1759), J. S. Bach (1685 - 1700).

1.6 Âm nhạc cổ điển

Nửa cuối thế kỉ XVI|| đến đầu thế kỉ XIX

• Hình thành trường phái cổ điển Viên ở Áo.

 • Âm nhạc cung đình phát triển thành âm nhạc kinh viện.

• Khí nhạc phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là giao hưởng. Thanh nhạc phát triển với thể loại nhạc kịch.

• Cấu trúc tác phẩm hài hoà, cân đối

cùng lối viết hoà thanh chủ điệu.

• Nhạc sĩ tiêu biểu: C. W, Gluck (1714 -

1787), F. J. Haydn (1731 - 1802), W. A Mozart (1756 - 1791), L. V. Beethoven (1770-1827).

1.8 Âm nhạc thể kỉ XX

• Xuất hiện nhiều trào lưu mới trong nghệ thuật: Ấn tượng, Biểu hiện, Tân cổ điển, Tiên phong,...

• Âm nhạc phát triển mạnh mẽ, có thêm dòng nhạc giải trí mang tính đại chúng Jazz, Pop, Rock, R&B,...

• Âm nhạc kết hợp với các loại hình nghệ  thuật khác, xuất hiện nhạc cụ điện tử,...

• Âm nhạc chuyên nghiệp được đào tạo có hệ thông và đa dạng.

• Nhạc sĩ tiêu biểu C. Debussy (1862- 1918) M. Ravel (1875-1937), D. Shostakovich (1906 - 1975),...

 • Ban nhạc và ca sĩ tiêu biểu: The Beatles, ABBA, Boney M, Paul Mariat, Backstreet Boys,...


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 10 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Âm nhạc 10 chân trời bài 5: Các giai đoạn lịch sử âm, GA word Âm nhạc 10 ctst bài 5: Các giai đoạn lịch sử âm, giáo án Âm nhạc 10 chân trời sáng tạo bài 5: Các giai đoạn lịch sử âm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO