Soạn giáo án Âm nhạc 10 chân trời sáng tạo bài 16: Nghe bài hát - Lí hoài nam
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 10 bài 16: Nghe bài hát - Lí hoài nam sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16 – LÍ HOÀI NAM
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của bài dân ca Lí hoài nam
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Biết chủ động trong học tập, tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành.
+ Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong học hát, trình diễn bài hát, nhạc cụ,… hợp tác tốt trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực riêng:
+ Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của bài dân ca Lí hoài nam
- Phẩm chất: Có thái độ tích cực trong giờ học. Yêu thích bài hát
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
+ SGK, SGV, Giáo án.
+ Máy nghe nhạc, máy chiếu, bảng tương tác
- Đối với HS: SGK,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới
- Nội dung: GV cho HS xem hình ảnh về phong cảnh của vùng Bắc Trung Bộ sau đó kể tên địa danh
- Sản phẩm học tập: HS kể được tên một số địa danh của vùng Bắc Trung Bộ
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem hình ảnh về phong cảnh của vùng Bắc Trung Bộ
1. |
2. |
3. |
4. |
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe và tiếp nhận câu hỏi, thảo luận với bạn để đưa ra đáp án
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi về các địa danh trong ảnh
- Lăng Cô
- Đèo Hải Vân
- Phá Tam Giang
- Hang Sơn Đòong
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào tiết học: Vừa rồi chúng ta đã được chiêm ngưỡng một số hình ảnh đẹp của vùng Bắc Trung Bộ. Trong ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những bài Dân ca của vùng địa lý này. Chúng ta hãy cùng vào Tiết 16 – Nghe nhạc: Lí Hoài Nam
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Giới thiệu dân ca Lí hoài nam
- Mục tiêu: HS hiểu được vài nét về thể loại Lí
- Nội dung: HS đọc kĩ bài viết trong SGK
- Sản phẩm học tập: HS biết được đôi nét về thể loại Lí
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát bản nhạc Lí Hoài Nam và nêu ý kiến của mình về bản nhạc - GV giới thiệu đôi nét về thể loại Lí - HS cho học sinh nghe nhạc https://www.youtube.com/watch?v=nPWqOsnq8zw&ab Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm sau đó nêu ý kiến của mình về bản nhạc - HS ghi chép về thể loại Lí - HS nghe nhạc Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV gọi HS lên trả lời câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đi xung quanh, quan sát HS trao đổi nội dung bài học |
1. Giới thiệu bài dân ca Lí hoài nam - Bản nhạc có nhiều nốt luyến láy; lời ca tả cảnh đèo núi và một người tiễn bạn qua đèo - Bài lí gồm 3 câu hát: Câu 1 có 12 nhịp, câu 2 có 13 nhịp và câu 3 có 7 nhịp. |
Soạn giáo án Âm nhạc 10 chân trời bài 16: Nghe bài hát - Lí hoài, GA word Âm nhạc 10 ctst bài 16: Nghe bài hát - Lí hoài, giáo án Âm nhạc 10 chân trời sáng tạo bài 16: Nghe bài hát - Lí hoài
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác