Soạn giáo án Âm nhạc 10 chân trời sáng tạo bài 10: Điệu thức - Gam - Giọng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 10 bài 10: Điệu thức - Gam - Giọng sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10 : ĐIỆU THỨC – GAM – GIỌNG
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS nhận biết được hiệu thức, gam, giọng
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Sẵn sàng đóng nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống
+ Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết vấn đề
+ Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết được hiệu thức, gam, giọng
- Phẩm chất: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt được kết quả tốt trong học tập
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV:
+ SGK, SGV, Giáo án.
+ Đàn phím điện tử, máy chiếu, bảng tương tác,..
- Đối với HS: SGK, nhạc cụ cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài mới
- Nội dung: HS nghe bài hát Tuổi đời mênh mông sau đó nhận xét bài hát
- Sản phẩm học tập: HS đưa ra được những nhận xét của bản thân về bài hát Tuổi đời mênh mông
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh lắng nghe bài hát Tuổi đời mênh mông của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
https://www.youtube.com/watch?v=hLzldtCYR-0&ab
- Yêu cầu HS nêu cảm nhận về sự thay đổi tính chất âm nhạc giữa đoạn 1 và đoạn 2
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe bài hát Tuổi đời mênh mông sau đó đưa ra nhận xét
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS đưa ra nhận xét về sự thay đổi tính chất âm nhạc giữa đoạn 1 và đoạn 2:
+ Đoạn 1: Mây và tóc ... tình yêu: vui tươi, trong sáng
+ Đoạn 2: Thời thơ ấu ... thiết tha: mềm mại, dịu dàng
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào tiết học: Bài hát vừa rồi có sự thay đổi tính chất âm nhạc. Vậy để sáng tác và thể hiện một bài hát, cần có những yếu tố nào. Chúng ta hãy cùng vào Bài 10: Điệu thức – gam – giọng
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm về điệu thức
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được điệu thức là gì
- Nội dung: GV đưa ra vấn đề, HS tìm hiểu sách giáo khoa
- Sản phẩm học tập: HS trình bày được khái niệm của điệu thức
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình bày khái niệm về điệu thức, các bậc của điệu thức - GV giới thiệu khái niệm về điệu thức trưởng/điệu thức thứ và đàn mẫu cho HS nghe ví dụ cụ thể Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ghi chép và ghi nhớ khái niệm về điệu thức, các bậc của điệu thức, điệu thức trưởng/ điệu thức thứ. - HS lắng nghe ví dụ cụ thể về điệu thức trưởng, điệu thức thứ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số học sinh lên nhắc lại khái niệm Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đúc kết lại kiến thức để HS ghi nhớ các khái niệm trên |
1. Điệu thức a. Khái niệm: Điệu thức là hệ thống các mối tương quan giữa âm ổn định và âm không ổn định, giữa âm chủ với các âm khác theo một quy luật nhất định. b. Các bậc của điệu thức: Các bậc trong điệu thức được kí hiệu bằng số La Mã. Trong đó, bậc |, bậc IV và bậc V là ba bậc chính của điệu thức, các bậc II, III, V, V|| là những bậc phụ. c. Điều thức trưởng - Điệu thức thứ: Trong âm nhạc có nhiều loại điệu thức khác nhau, tuy nhiên loại điệu thức bảy âm (trưởng - thứ) được dùng phổ biến nhất. Điệu thức trưởng có thứ tự sắp xếp các cung và nửa cung giữa các bậc như sau: Điệu thức thứ: có thứ tự sắp xếp các cung và nửa cung giữa các bậc như sau: |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về gam và giọng
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là gam và giọng
- Nội dung: GV đưa ra vấn đề, HS tìm hiểu sách giáo khoa
- Sản phẩm học tập: HS trình bày được khái niệm về gam và giọng
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình bày khái niệm về gam và giọng - GV giới thiệu khái niệm tính chất của giọng và đàn mẫu cho HS nghe ví dụ cụ thể (1 giọng trưởng, 1 giọng thứ) + Bài Xuân đã về - giọng trưởng + Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa – giọng thứ Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ghi chép và ghi nhớ khái niệm về điệu thức, các bậc của điệu thức, điệu thức trưởng/ điệu thức thứ. - HS lắng nghe ví dụ cụ thể về điệu thức trưởng, điệu thức thứ Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số học sinh lên nhắc lại khái niệm Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đúc kết lại kiến thức để HS ghi nhớ các khái niệm trên |
2. Gam Khái niệm: Sự sắp xếp các bậc của điệu thức theo thứ tự từ thấp lên cao hay từ cao xuống thấp (tính từ âm chủ bậc đến âm chủ ở quãng tám liền kề) gọi là gam. Các âm thanh hợp thành gam gọi là các bậc. Bậc của điệu thức cũng là bậc của gam và được kí hiệu bằng chữ số La Mã. Vị dụ các bậc của gam Đô trưởng 3. Giọng a. Khái niệm: Giọng là điệu thức đã được xác định âm chủ và cao độ nhất định. Giọng được gọi bằng tên âm chủ cùng với tính chất điệu thục. Ví dụ: - Giọng Đô trưởng có âm chủ là âm Đô và tính chất của điệu thức là trưởng. - Giọng La thứ có âm chủ là âm La và tính chất của điệu thức là thứ. b. Tính chất của giọng - Giọng trưởng thường có tính chất mạnh mẽ, khoẻ khoắn, tươi sáng. - Giọng thử thường có tính chất mềm mại, nhẹ nhàng, trữ tình. |
Soạn giáo án Âm nhạc 10 chân trời bài 10: Điệu thức - Gam - Giọng, GA word Âm nhạc 10 ctst bài 10: Điệu thức - Gam - Giọng, giáo án Âm nhạc 10 chân trời sáng tạo bài 10: Điệu thức - Gam - Giọng
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác