Đề số : Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 5 Cái chúc thư

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là một hành động kịch qua lời độc thoại của nhân vật Khiết?

  • A. Tôi muốn kí lắm, nhưng mà tay tôi bị liệt không kí được.
  • B. Để tôi nghĩ xem có còn người bạn nào để làm thêm một phụ khoản giao thác di sản không?
  • C. Cháu đỡ lấy nó. Và để thưởng công cho chị Lý, vì thị đã chăm nom, nâng đơx tôi, tôi để lại cho thị…
  • D. Không có

Câu 2: Đâu là một hành động kịch qua cử chỉ/hành vi của nhân vật Lý?

  • A. Đánh khiết
  • B. Vờ khóc
  • C. Ngất đi
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Văn bản được phóng tác từ tác phẩm của tác giả nào?

  • A. William Shakespeare
  • B. Regnard
  • C. Aleksis Kivi
  • D. Văn bản do chính tác giả sáng tác.

Câu 4: Đâu là hành động thể hiện qua lời thoại dưới dạng phản công?

  • A. Thứ nhất tôi muốn trả hết công nợ
  • B. Nếu mà người ta làm cho tôi giận, thì tôi sẽ tăng lên ba trăm ngàn cho mà xem!
  • C. À! Thằng phản bội!
  • D. Thôi thế đủ bộ rồi, chị xuống bảo người công chứng lên đi

Câu 5: Dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản “Cái chúc thư” là hài kịch?

  • A. Vì nó mang đậm phong cách của truyện cười hiện đại nhưng được thể hiện dưới dạng kịch
  • B. Vì nó đảm bảo được các yếu tố của kịch và màu sắc dân chủ
  • C. Vì trong văn bản có những hành động, chi tiết,… gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch,…; ngoài ra còn có hình thức của kịch
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Điểm tương đồng trong tính cách của các nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý là gì?

  • A. Cả ba đều mưu mô, xảo quyệt, tham lam: thể hiện qua việc bày ra kế hoạch lừa công chứng viên để chiếm đoạt tài sản của cụ Di Lung
  • B. Cả ba đều đểu giả: thể hiện qua việc miệng thì nói những lời nhân nghĩa nhưng trong lòng thì ngược lại hoàn toàn
  • C. Cả ba đều giỏi diễn xuất: thể hiện qua việc lừa được công chứng viên
  • D. Cả A và B

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém” hay giữa “cái thấp kém” với “cái cao cả”? Hãy giải thích ý kiến của em.

Câu 2 (2 điểm): Em hãy phân tích tính cách nhân vật Lý.


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

B

B

B

C

A

 

2. Phần tự luận

Câu 1:

  • Việc Hy Lạc bày ra cái mưu đóng giả ông cụ để có được chúc thư theo ý muốn của mình là một việc làm sai trái
  • Những hành động lời nói của ba nhân vật cho thấy sự giả tạo

=> cái thấp kém

  • Khiết lợi dụng tình thế, làm trái ý chủ, tự kiếm lời cho bản thân, cho thấy hắn là một tên mưu mô, xảo quyệt

=> cái thấp kém

=> Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”

Câu 2:

Nhiều câu nói, hành động, cử chỉ của nhân vật này hướng tới phác hoạ:

  • Một con người giả nhân giả nghĩa
  • Bề ngoài thì nói những lời thương xót, đau buồn nhưng thực tế bên trong thì vui mừng, mong ông cụ chết càng nhanh càng tốt.

=> Nhân vật này không phải là trọng tâm như Hy Lạc và Khiết nhưng có tính phụ trợ cao cho việc thể hiện nội dung vở kịch


Bình luận

Giải bài tập những môn khác