Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 3 Thực hành tiếng việt

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Từ nào trong câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt?

“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng”

  • A. Xã tắc
  • B. Ngựa đá
  • C. Âu vàng
  • D. Cả A và C

Câu 2: Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

  • A. Binh khí mới
  • B. Người lính mới 
  • C. Con người mới
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 3: Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

  • A. Gia vị
  • B. Gia tăng
  • C. Gia sản
  • D. Tham gia

Câu 4: Đâu là bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt?

  • A. Tiếng Hán
  • B. Tiếng Pháp
  • C. Tiếng Anh
  • D. Tiếng Nga

Câu 5: Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài?

  • A. Không lạm dụng từ mượn
  • B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
  • C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt là gì?

  • A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
  • B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
  • C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
  • D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt quốc, sơn, cư, bại.

Câu 2 (2 điểm): Trong đoạn văn sau, nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi không? Vì sao?

 

“Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần, chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.”


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

B

C

A

D

A

2. Phần tự luận

Câu 1: Những từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt quốc, sơn, cư, bại:

  • Quốc: quốc gia, ái quốc, quốc ca, quốc kì, quốc lộ,…
  • Sơn: sơn hà, giang sơn, sơn dã, sơn hào,…
  • Cư: cư dân, an cư, định cư,…
  • Bại: thất bại, chiến bại, bại vong, đại bại, bại hoại,…

Câu 2:

  • Nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi. 
  • Giải thích: từ “mông muội” có nghĩa là tối tăm, mù mịt và ngu dại

=> Nếu sử dụng như vậy người viết sẽ tự cho mình là kẻ không có hiểu biết, đồng thời khiến cảm xúc đoạn văn đi xuống theo chiều tiêu cực


Bình luận

Giải bài tập những môn khác