Đề số 5: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 16 Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

ĐỀ SỐ 5

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là hình ảnh của Hoàng Hoa Thám?

  • A. Câu 1: Đâu là hình ảnh của Hoàng Hoa Thám?
  • B. Câu 1: Đâu là hình ảnh của Hoàng Hoa Thám?
  • C. Câu 1: Đâu là hình ảnh của Hoàng Hoa Thám?
  • D. Câu 1: Đâu là hình ảnh của Hoàng Hoa Thám?

Câu 2: Phong trào Cần vương kéo dài được đến:

  • A. Đầu thế kỉ XIX
  • B. Giữa thế kỉ XIX
  • C. Cuối thế kỉ XIX
  • D. Giữa thế kỉ XX

Câu 3: Câu nào sau đây đúng về Nguyễn Tri Phương?

  • A. Quê ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), làm quan ở cả ba triều vua Nguyễn.
  • B. Ông được giao làm tổng chỉ huy lực lượng chống Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định, sau đó được cử làm Kinh lược sứ Bắc Kì, trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu ở cửa phía nam thành Hà Nội khi quân Pháp tấn công.
  • C. Khi Pháp tấn công ra Hà Nội năm 1873, tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy binh sĩ anh dũng chống cự. Ông bị thương, bị giặc bắt nhưng đã tuyệt thực để bảo toàn khí tiết.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào nói đúng về giai đoạn 1888 – 1896 của khởi nghĩa Hương Khê?

  • A. Là giai đoạn xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
  • B. Nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
  • C. Là giai đoạn nghĩa quân suy yếu hoàn toàn do chủ tướng Phan Đình Phùng mất.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Những bản điều trần, đề nghị cải cách của tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam gửi lên triều đình Huế có được thực hiện không? Ý nghĩa của việc làm đó là gì?

Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc?

“Hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường cho Pháp 20 triệu phrăng (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc),... Pháp sẽ “trả lại” tỉnh Vĩnh Long khi nào triểu đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp”.

(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, 

 Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 26)


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

D

B

Tự luận:

Câu 1:

Những đề nghị cải cách vì nhiều lí do (thiếu cơ sở kinh tế, xã hội lại vấp phải tưtưởng bảo thủ của cả triều đình và nhân dân,...) nên đã không được thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một phần rất nhỏ.

Câu 2:

* Hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc:

  • Hiệp nước Nhâm Tuất đe dọa nghiêm trọng nền độc lập dân tộc, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của đất nước. 
  • Hiệp ước này cho thấy sự chính thức đầu hàng Pháp của triều đình Nguyễn, làm mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, khiến nhân dân ta phải chịu nhiều thiệt thòi.
 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác