Đề số 5: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 13 Trung Quốc và Nhật Bản
ĐỀ SỐ 5
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các cường quốc phương Tây, khi chưa hài lòng với Hiệp ước Nam Kinh, chỉ miễn cưỡng hỗ trợ nhà Thanh trong việc:
- A. Tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của Tôn Trung Sơn.
- B. Tiêu diệt các cuộc nổi dậy Thái bình thiên quốc và cuộc khởi nghĩa Niệm Quân.
- C. Mua bán chiến thuyền, gia tăng vũ lực.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành:
- A. “Miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé
- B. Trung tâm văn hoá và học thuật đỉnh cao trên thế giới.
- C. Công xưởng sản xuất vũ khí cho các nước đế quốc
- D. Một đất nước văn minh, tiến bộ
Câu 3: Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá ở Nhật Bản đầu thế kỉ XX đã kéo theo:
- A. Sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng
- B. Những tiến bộ trong nghiên cứu nông nghiệp
- C. Việc phát xít hoá toàn bộ bộ máy chính quyền của Nhật Bản.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Sự kiện chính trị nào xảy ra vào năm 1889 ở Nhật Bản?
- A. Thành lập chính phủ theo mô hình của Đức
- B. Ban hành Hiến pháp
- C. Đảo chính
- D. Thiết lập chính phủ Cộng hoà với quyền lực lớn thuộc về Quốc hội.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Cho biết kết quả của Cách mạng Tân Hợi.
Câu 2: Nêu một số điểm hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | A | A | B |
Tự luận:
Câu 1:
* Kết quả của Cách mạng Tân Hợi:
- Hệ thống phong kiến của triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc thời kỳ này bị lật đổ.
- Trung Hoa Dân Quốc ra đời, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế lâu đời ở Trung Quốc.
- Công nhận các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của mọi công dân. Tuy nhiên, về cơ bản cuộc cách mạng này không mang lại kết quả triệt để.
Câu 2:
* Một số điểm hạn chế của Cách mạng Tân Hợi:
- Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.
- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.
Bình luận