Đề số 5: Đề kiểm tra KHTN 8 Cánh diều bài 28 Hệ vận động ở người
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 5
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Xương ở vùng nào liên kết với nhau bằng khớp bán động nên có thể cử động ở mức độ nhất định và bảo vệ tủy sống?
- A. Hộp sọ
- B. Cột sống
- C. Đầu gối
- D. Đùi
Câu 2: Tơ cơ có khả năng thay đổi gì?
- A. Sự co, dãn của bắp cơ
- B. Chiều dài và đường kính cuả bắp cơ
- C. Tính đàn hồi của bắp cơ
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
- A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động
- B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não
- C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não
- D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động
Câu 4: Cơ vận động lưỡi của con người phát triển hơn các loài thú là do chúng ta có khả năng
- A. nuốt.
- B. viết.
- C. nói.
- D. nhai.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1(4 điểm): Tiến hành thí nghiệm sau đó uốn cong xương, bóp nhẹ đầu xương và quan sát hiện tượng. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 28.1
Bảng 28.1. Kết quả thí nghiệm
Hiện tượng | Xương 1 | Xương 2 | Xương 3 |
có thể uốn cong | không | có | không |
xương vỡ vụn khi bóp nhẹ vào đầu xương | không | Không | có |
Vận dụng kiến thức về phản ứng của acid, phản ứng cháy và thành phần hóa học của xương, giải thích kết quả thí nghiệm
Câu 2 (2 điểm): Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì?
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | A | A | C |
Tự luận:
Câu 1:
- Sau khi bỏ vào acid HCl thì xương mềm, có thể uốn cong do trong xương chỉ còn lại chất hữu cơ.
- Bóp phần đã đốt ta thấy xương bở ra, bởi vì trong xương chỉ còn lại các chất vô cơ.
→ Từ các thí nghiệm trên ta rút ra kết luận: Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ và các chất vô cơ (chất khoáng chủ yếu là calcium)
Câu 2:
Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì: Thành phần cốt giao nhiều hơn chất khoáng.
Bình luận