Đề số 5: Đề kiểm tra địa lí 8 Cánh diều bài 1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ SỐ 5
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vùng đất Việt Nam bao gồm:
- A. Toàn bộ phần đất liền
- B. Toàn bộ phần đất liền và hải đảo
- C. Toàn bộ phần đất liền và phần Biển Đông thuộc chủ quyền
- D. Toàn bộ phần đất liền, phần Biển Đông thuộc chủ quyền và hải đảo
Câu 2: Việt Nam không có đường biên giới trên đất liền giáp với:
- A. Trung Quốc
- B. Lào
- C. Campuchia
- D. Thái Lan
Câu 3: Vùng trời Việt Nam là:
- A. Khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta: trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.
- B. Khoảng không gian bao trùm lên toàn bộ phần đất liền nước ta, được xác định bằng các đường biên giới.
- C. Khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta, được xác định bằng lượng cảng hàng không và đường bay mà chúng ta có.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên:
- A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt
- B. Khí hậu có bốn mùa rõ rệt
- C. Thời tiết liên tục có những bất thường
- D. Gió to thổi liên tục trên mọi miền đất nước
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Vị trí địa lí Việt Nam có ý nghĩa như thế nào với kinh tế nước ta.
Câu 2 (2 điểm): Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5 và liệt kê các cửa khẩu giữa Việt Nam - Lào.
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | D | A | A |
Tự luận:
Câu 1 (4 điểm):
* Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với kinh tế nước ta:
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài
Câu 2 (2 điểm):
Các cửa khẩu giữa Việt Nam - Lào là: Tây Trang (Điện Biên), Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị), La Lay (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum).
Bình luận