Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 7 Bố của Xi - mông
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Nhân vật nào không xuất hiện trong đoạn trích Bố của Xi-mông?
- A. Bố của Xi-mông
- B. Bác Phi-lip
- C. Mẹ của Xi-mông
- D. Xi- mông
Câu 2: Phi-líp làm nghề gì?
- A. Thợ mỏ
- B. Thợ đóng tàu
- C. Thợ rèn
- D. Thợ đào vàng
Câu 3: Sắp xếp những nội dung dưới đây để hoàn thiện diễn biến của đoạn trích Bố của Xi-mông?
(1) Phi-líp gặp Xi-mông và hứa sẽ cho em một ông bố
(2) Xi- mông đến trường và nói với các bạn có bố tên là Phi-lip
(3) Phi-lip đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em
(4) Xi- mông buồn chán, tuyệt vọng, lang thang ra bờ sông
- A. (1) – (2) – (3) – (4)
- B. (4) – (1) – (3) – (2)
- C. (2) – (1) – (4) – (3)
- D. (4) – (2) – (1) – (3)
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là tâm trạng của chị Blăng sốt khi gặp bác Phi-lip?
- A. Lạnh lùng, căm ghét Phi-lip
- B. Bối rối, lạnh lùng
- C. Chua xót, tê tái
- D. Quằn quại vì hổ thẹn
Câu 5: Chi tiết Xi – mông “quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện” nằm ở phần nào của đoạn trích?
- A. Phần nói về nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
- B. Phần nói về Phi-líp gặp Xi-mông
- C. Phần kể Phi-lip đưa Xi-mông về nhà
- D. Phần kể Xi-mông đến trường với niềm tin đã có một ông bố
Câu 6: Thông qua đoạn trích, nội dung tư tưởng nổi bật em rút ra được là gì?
- A. Cảm thương cho những đứa trẻ sống lang thang, cơ nhỡ
- B. Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi
- C. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người
- D. Tố cáo lối sống vô tâm trong xã hội
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Diễn biến tâm trạng của Xi – mông ở bờ sông được miêu tả như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Em hãy khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | C | B | A | A | C |
2. Tự luận
Câu 1:
* Diễn biến tâm trạng của Xi - mông ở bờ sông:
- Xi-mông ra bờ sông định tự tử
- Trước cảnh đẹp, trời ấm,... => quên đi chuyện đau khổ, chỉ muốn ngủ rồi muốn chơi đùa
- Đuổi theo con nhái rồi vồ hụt, tóm được hai đầu chân sau, rồi bật cười => Tâm trạng vui đùa, bị cuốn hút bởi thiên nhiên
- Em nhớ mẹ, em lại khóc
=> Tâm trạng của một em bé hiện ra qua cảnh thiên nhiên đẹp, hành động và cử chỉ rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi
Câu 2:
- Giá trị nội dung: Khắc họa hình tượng cậu bé Xi-mông, từ đó cảm thông với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác
=> Ca ngợi tình yêu thương và lòng nhân hậu của con người
- Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật đặc sắc
Xem toàn bộ: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 7: Bố của Xi - mông
Bình luận