Đề số 2: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 8 Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong thế kỉ XVI - XVIII

ĐỀ SỐ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công giáo được truyền bá vào nước ta năm nào?

  • A. 1533
  • B. 1633
  • C. 1733
  • D. 1833

Câu 2: Đâu là một làng gốm nổi tiếng trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  • A. Đông Hồ
  • B. Hàng Trống
  • C. Thổ Hà
  • D. Kinh Bắc

Câu 3: Tôn giáo nào được chính quyền phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII để cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại?

  • A. Phật giáo
  • B. Nho giáo
  • C. Đạo giáo
  • D. Ki-tô giáo

Câu 4: Văn học dân gian phát triển với thể loại nào?

  • A. Truyện tiếu lâm
  • B. Truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn
  • C. Thể thơ lục bát và song thất lục bát
  • D. Văn học dân gian

Câu 5: Đâu là nếp sinh hoạt truyền thống mà nhân dân trong các thế kỉ XVI – XVIII vẫn giữ?

  • A. Thờ Thành hoàng
  • B. Thờ cúng tổ tiên
  • C. Tổ chức lễ hội hằng năm
  • D.Thờ Mẫu.

Câu 6: Bộ diễn ca “Thiên Nam ngữ lục” là tác phẩm của ai?

  • A. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • B. Phùng Khắc Khoan
  • C. Đào Duy Từ
  • D. Không rõ tác giả

Câu 7: Ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII, người nông dân mất ruộng đất phải làm gì?

  • A. Lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho Nhà nước và thực hiện nhiều nghĩa vụ khác
  • B. Chuyển qua làm nghề thủ công và trồng cây công nghiệp lâu năm.
  • C. Tự tử vì không còn có thể kiếm miếng ăn.
  • D. Do bị quý tộc cướp đoạt.

Câu 8: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, chính quyền ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn duy trì hoạt động các quan xưởng để:

  • A. Sản xuất vũ khí cho quân đội
  • B. May trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại
  • C. Đúc tiền
  • D. Sản xuất vũ khí cho quân đội, may trang phục, làm đồ trang sức cho quan lại, đúc tiền.

Câu 9: Ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII, tại sao nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Vì người dân ở đây mua được các loại máy móc, phân đạm hiện đại của người phương Tây.
  • B. Vì chính quyền chúa Nguyễn tổ chức khai hoang và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  • C. Vì người dân ở đây không biết làm gì ngoài làm nông nghiệp.
  • D. Vì nhà nước cử quân đội xuống giúp đỡ người dân.

Câu 10: Tại sao đến nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn?

  • A. Do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
  • B. Do chính sách cải cách ruộng đất sai lầm.
  • C. Do các thành thị bị tàn phá bởi chiến tranh và thiên tai.
  • D. Do bị nước ngoài chiếm đóng.
 


(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

B

D

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

D

B

A

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác