Đề số 2: Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 19 Đòn bẩy và ứng dụng

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

  • A. nhỏ hơn, lớn hơn
  • B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
  • C. lớn hơn, lớn hơn
  • D. lớn hơn, nhỏ hơn

Câu 2: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

  • A. Cái kéo    
  • B. Cái kìm
  • C. Cái cưa     
  • D. Cái mở nút chai

Câu 3:  Quan sát dao cắt giấy ở một cửa hiệu photocopy, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Chỉ là dao bình thường, không ứng dụng bất kỳ máy cơ đơn giản nào.

Lan: Ứng dụng của đòn bẩy loại 1

Chi: Ứng dụng của đòn bẩy loại 2.

  • A. Chỉ có Bình đúng.
  • B. Chỉ có Lan đúng.
  • C. Chỉ có Chi đúng.
  • D. Cả 3 bạn đều sai.

Câu 4: Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy một hòn đá có khối lượng 60kg. Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là:

  • A. 80 cm
  • B. 120 cm
  • C. 1m
  • D. 60 cm.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu cấu tạo của đòn bẩy?

Câu 2: Loại cân nào không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?


GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

C

C

 

Tự luận: 

Câu 1:

Thanh cứng với điểm tựa tạo thành đòn bẩy.

Khi dùng đòn bẩy để nâng vật thì đòn quay quanh điểm O gọi là điểm tựa và nó chịu tác dụng của hai lực, lực F1 do vật tác dụng vào đòn đặt tại điểm O1, lực F2 do ta tác dụng vào đòn đặt tại điểm F2 

Câu 2:

Trong các loại cân trên thì cân đồng hồ không phải là một ứng dụng của đòn bẩy vì đây là ứng dụng về lực đàn hồi.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác