Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 9 Hoàng Lê nhất thống chí
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hoàng Lê nhất thống chí do ai sáng tác?
- A. Ngô Gia Văn Phái
- B. Ngô Thì Nhậm
- C. Nguyễn Thiếp
- D. Ngô Văn Sở
Câu 2: Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí viết theo thể loại gì?
- A. Truyện ngắn
- B. Tiểu thuyết chương hồi
- C. Hồi kí
- D. Kịch
Câu 3: Nguyễn Huệ lên ngôi và đốc xuất đại quân vào khoảng thời gian nào?
- A. Ngày 25 tháng Chạp
- B. Ngày 29 tháng Chạp
- C. Ngày 30 tháng Chạp
- D. Ngày mồng 3 tháng Giêng
Câu 4: Ý nào nói đúng nhất về nội dung hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí?
- A. Ca ngợi hình tượng anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ
- B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
- C. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Hình ảnh quân tướng nhà Thanh thua trận được miêu tả như thế nào?
- A. Thảm bại, hèn nhát
- B. Phóng đại
- C. Lãng mạn
- D. Nhẹ nhàng, giảm bớt sự khốn cùng
Câu 6: Ý nào sau đây nói đúng thái độ của tác giả - cựu thần của nhà Lê dành cho vua Quang Trung?
- A. Tôn trọng sự thật lịch sử và có ý thức dân tộc sâu sắc
- B. Tôn trọng sự thật lịch sử và có ý thức dân tộc sâu sắc, viết về người anh hùng với cảm hứng ngợi ca
- C. Tôn trọng sự thật lịch sử và có ý thức dân tộc sâu sắc, phản ánh trung thực lịch sử với nỗi luyến tiếc, xót thương nhà Lê
- D. Tôn trọng sự thật lịch sử và có ý thức dân tộc sâu sắc, phản ánh trung thực lịch sử một cách khách quan, không mang cảm xúc cá nhân
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nội dung chính của từng hồi là gì?
Câu 2 (2 điểm): Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta?
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | B | A | D | A | B |
2. Phần tự luận
Câu 1:
* Nội dung chính của từng hồi:
- Hồi thứ hai: kể lại việc kiêu binh nổi loạn, phò chúa mới Trịnh Tông lên ngôi sau khi truất quyền chúa cũ Trịnh Cán, đã trở nên kiêu căng, hành động càn quấy, gây bao tai họa, náo động chốn kinh thành.
- Hồi thứ mười bốn: kể lại việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
Câu 2:
Qua văn bản, có thể thấy được rằng, vua Quang Trung là một tổng chỉ huy tài ba, có hành động quyết liệt và mạnh mẽ và là một vị vua anh dũng đích thân ra trận. Trong lịch sử Việt Nam, Quang Trung vừa là vị vua lập chiến công lớn, nhưng cũng đồng thời là vị tướng trực tiếp chiến đấu trên chiến trường.
Bình luận