Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 4 Khoe của; con rắn vuông

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đề tài của hai truyện là gì?

  • A. Phê phán thói hư tật xấu
  • B. Cổ vũ châm biếm 
  • C. Xây dựng đạo lí
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Tác giả của truyện “Khoe của” là ai?

  • A. Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng
  • B. Trương Chính, Phong Châu
  • C. Người biên soạn sách
  • D. Tác giả dân gian

Câu 3: Truyện “Khoe của” còn được biết đến với cái tên gì?

  • A. Lợn cưới, áo mới
  • B. Khoe khoang
  • C. Tiếu lâm xứ Bắc
  • D. Hai chàng trai

Câu 4: Trong truyện “Con rắn vuông”, người vợ trêu chồng như thế nào?

  • A. Người vợ đòi chồng đưa đi xem con rắn đó
  • B. Người vợ nói rằng chồng mình ngu ngốc
  • C. Người vợ phủ nhận những gì mà anh chồng nói
  • D. Cả A và C

Câu 5: Hai anh chàng trong truyện “Khoe của” là hiện thân cho thói hư tật xấu nào?

  • A. Khiêm tốn
  • B. Khoe khoang 
  • C. Lãnh đạm
  • D. Cả B và C

Câu 6: Những lời đối đáp của anh chồng và chị vợ trong truyện “Con rắn vuông” vai trò như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật?

  • A. Có vai trò rất quan trọng vì thông qua lời thoại chúng ta có thể thấy rõ được tính cách của nhân vật
  • B. Có vai trò khá quan trọng vì lời thoại đóng góp một phần vào việc khắc hoạ tính cách nhân vật
  • C. Có vai trò phụ vì phần giới thiệu đã cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh, lời thoại chỉ bổ sung
  • D. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Những lời đối thoại trong  câu chuyện Khoe của có vai trò như thế nào trong khắc họa tính cách các nhân vật?

Câu 2 (2 điểm): Nhận xét về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua 2 truyện cười trên?


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

D

A

C

B

A

 

2. Phần tự luận

Câu 1:

Tính cách nhân vật được thể hiện rõ:

  • Anh đi tìm lợn, không hỏi đặc điểm con lợn mà lại nói về con “lợn cưới” khiến người được hỏi không thể hình dung ra
  • Một anh thì đứng đợi cả ngày mới gặp được một người tới bắt chuyện, khi trả lời cũng chắc đúng trọng tâm mà còn giơ cả vạt áo ra để khoe chiếc áo mới

=> Cả hai đều cung cấp các thông tin không đúng với trọng tâm câu hỏi

Câu 2:

  • Sử dụng những hình ảnh hay câu chuyện gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu, tình huống rất đời thường và bình dị => Từ những hình ảnh quen thuộc, người đọc càng thấy sự hài hước và châm biếm trong câu chuyện
  • Vận dụng và sử dụng rất tài tình, hợp lý tình huống và lời đối đáp để phản ánh thói xấu của con người 

=> Đằng sau tiếng cười chứa đựng bài học cho con người nhẹ nhàng, thâm thúy


Bình luận

Giải bài tập những môn khác