Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 2 Mưa xuân II
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài thơ Mưa xuân (II) có mấy khổ thơ?
- A. 6 khổ
- B. 5 khổ
- C. 4 khổ
- D. 7 khổ
Câu 2: Hình ảnh thiên nhiên nào không được tác giả đưa vào bài thơ?
- A. Hàng mướp
- B. Cỏ dại
- C. Cây cam
- D. Bờ dâu
Câu 3: Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?
- A. Tự sự
- B. Thuyết minh
- C. Miêu tả
- D. Biểu cảm
Câu 4: Bài thơ đem đến cho người đọc cảm xúc gì?
- A. Sự vội vã trong nhịp chảy của mùa xuân
- B. Sâu lắng trước những biến chuyển của vạn vật
- C. Tạm quên đi những lo toan trong cuộc sống và tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn
- D. Không có cảm xúc gì
Câu 5: Từ ngữ được Nguyễn Bính sử dụng mang màu sắc như thế nào?
- A. Tươi sáng
- B. Nhạt nhoà
- C. Thanh đạm
- D. Rực rỡ
Câu 6: Vần liền “đưa” “thưa” diễn tả điều gì?
- A. Cảnh vật đang cùng hòa mùa vào mùa xuân
- B. Con người gắn bó với thiên nhiên, cùng cảm nhận những chuyển giao, những ban tặng tốt lành mà mùa xuân mang đến
- C. Mưa xuân đang bay trong gió, mang hương thơm, mang nhựa sống của cảnh vật đi khắp nơi
- D. Thiên nhiên thay đổi, cây cam bắt đầu trổ mầm, cỏ cũng nở hoa xanh
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến được Nguyễn Bình mô tả như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Tác giả đã cảm nhận và khắc hoạ mùa xuân như thế nào?
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | A | D | C | A | C |
2. Phần tự luận
Câu 1:
Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến được Nguyễn Bình mô tả bằng hình ảnh "Xa xa là những đàn cò trắng đang xếp hàng bay đi, những đoàn xe lửa thì nối đuôi nhau chở khách". Tạo nên một bức tranh mùa xuân nhộn nhịp và tràn đầy sức sống. Trong không khí xuân, con người cũng hòa vào không khí mùa xuân khi xúng xính váy áo đi trẩy hội. Mỗi dịp xuân đến là đâu đâu cũng tưng bừng mở lễ hội, tiếng trống đánh vang lên khắp các đường làng. Tâm trạng của mỗi người đều rất háo hức, hào hứng và vui mừng khi chuẩn bị đón mùa xuân của con người nơi đây
Câu 2:
Tác giả đã khắc hoạ mùa xuân ở tất cả mọi khía cạnh tinh tế của mình để cảm nhận mùa xuân đến một cách trọn vẹn nhất. Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng tràn ngập màu sắc, ngập tràn niềm vui và sự rộn ràng. Từ đó, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hòa hợp với đất trời, báo hiệu một năm đầy khởi sắc
Xem toàn bộ: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 2: Mưa xuân II
Bình luận