Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 10 Đề đền Sầm Nghi Đống
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống được viết theo thể thơ nào?
- A. Ngũ ngôn bát cú
- B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
- C. Thất ngôn bát cú
- D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 2: Sầm Nghi Đống là ai?
- A. Thái thú quận Điền Châu, triều đại nhà Thanh, tùy tướng của Tôn Sĩ Nghị
- B. Tên tướng của giặc Minh
- C. Vị tướng của triều đại nhà Trần
- D. Tên tướng của giặc Nguyên – Mông
Câu 3: Từ ngữ nào thể hiện thái độ của tác giả khi đến nhắc đền Sầm Nghi Đống?
- A. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo
- B. Ghé mắt trông ngang
- C. Đổi phận làm trai
- D. Sự anh hùng
Câu 4: Nội dung trong thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu là gì?
- A. Bênh vực, đề cao người phụ nữ và thể hiện khát vọng về một tình yêu đôi lứa hạnh phúc, viên mãn
- B. Bênh vực, đề cao người phụ nữ và đả kích thói đạo đức giả của bọn quan lại, vua chúa
- C. Bàn về thế sự và đả kích thói đạo đức giả của bọn quan lại, vua chúa
- D. Nói về chí nam nhi và bênh vực, đề cao người phụ nữ
Câu 5: Bài thơ có ý nghĩa gì?
- A. Bài thơ là tiếng cười trào phúng vừa sâu cay, vừa mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương dành cho một kẻ xâm lược, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước trong mỗi người Việt Nam
- B. Bài thơ thể hiện tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương
- C. A, B đúng
- D. Bài thơ thể hiện sự ca ngợi đối với vị Thái thú Sầm Nghi Đống
Câu 6: Hai câu thơ cuối đã bộc lộ điều gì trong quan niệm của nhà thơ về sự anh hùng?
- A. Người anh hùng có thể là con trai cũng có thể là phụ nữ
- B. Người anh hùng phải làm nên sự nghiệp vẻ vang cho dân tộc
- C. Người anh hùng cũng có lúc sẽ thất bại
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống. Đó là thái độ gì?
Câu 2 (2 điểm): Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì trong quan niệm của nhà thơ về “sự anh hùng”
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | A | B | B | C | B |
2. Phần tự luận
Câu 1:
*Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống: ghé mắt trông ngang, kìa, cheo leo
=> Những từ ngữ, hình ảnh này đã tước bỏ hết tính chất thiêng liêng cần có của một ngôi đền
=> Thể hiện thái độ của tác giả: bất kính, xem thường và giễu cợt đối với kẻ xâm lược thất bại
Câu 2:
Giả định được tác giả nêu ra ở hai câu thơ cuối: Nếu nhà thơ đổi phận làm trai được thì sự nghiệp anh hùng không ít ỏi, thất bại như Sầm Nghi Đống
=> Tuy có mặc cảm thân phận nhưng không chịu an phận, có khát vọng lập nên sự nghiệp vẻ vang như đấng nam nhi.
=> Bộc lộ sự coi thường đối với sự nghiệp của viên tướng bại trận Sầm Nghi Đống
Bình luận