Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 6 Thực hành tiếng việt

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biệt ngữ xã hội là gì?

  • A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
  • B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
  • C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
  • D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội

Câu 2: Tìm biệt ngữ xã hội trong đoạn văn sau đây

“Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự. Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tàn vàng, tán tỉa và đồ nghi trượng của đấng thiên tử”.

  • A. Thuyền ngự, đại vương, triều đình, nghi trượng, thiên tử.
  • B. Thuyền ngự, nghi trượng, thiên tử.
  • C. Chức trọng.
  • D. Son vàng, cờ quạt, tán tỉa.

Câu 3: Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?

  • A. Đúng.
  • B. Sai.

Câu 4: Cho đoạn văn sau:

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?

  • A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
  • B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ
  • C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.
  • D. Cả A, B, C là đúng.

Câu 5: Biệt ngữ xã hội nên sử dụng trong những hoàn cảnh nào?

  • A. Trong khẩu ngữ.
  • B. Trong thơ văn.
  • C. Trong giao tiếp hàng ngày.
  • D. Đáp án A,B đúng.

Câu 6: Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta cần làm gì?

  • A. Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
  • B. Cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
  • C. Chỉ sử dụng trong một số ngành nghề.
  • D. Sử dụng trong một phạm vi rộng lớn.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra biệt ngữ xã hội ở câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa biệt ngữ đó.

“Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy.”

Câu 2 (2 điểm): Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?


1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

A

B

D

D

B

2. Tự luận

Câu 1:

- Biệt ngữ xã hội trong câu là: “tủ”

- Lí do:

+ Về mặt hình thức: có dấu “”

+ Về mặt nội dung: có ý nghĩa khác với nghĩa toàn dân thường dùng của từ “tủ”

- Giải nghĩa: “tủ” ở đây nói về việc chỉ ôn thi vào một nội dung nào đó mà bỏ qua toàn bộ các nội dung khác

Câu 2:

- Nếu tác phẩm văn học mà chúng ta phân tích có sử dụng biệt ngữ xã hội với tính chất một phương tiện tu từ để làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn thì chúng ta cần phải phân tích những biệt ngữ đó.

- Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, tuỳ thuộc vào đối tượng tiếp nhận, ta có thể quyết định sử dụng biệt ngữ xã hội hay không. Thông thường chúng ta sẽ không dùng biệt ngữ xã hội trong lời văn phân tích vì nó có tính quy phạm nhất định. Trong một số trường hợp chúng ta vẫn có thể dùng thêm biệt ngữ xã hội để tăng tính biểu đạt, kiểu như: “Cái này theo kiểu giới trẻ hiện nay hay gọi là “chất” đấy …”


Bình luận

Giải bài tập những môn khác