Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 6 Thực hành tiếng việt

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thế nào là biệt ngữ xã hội?

  • A. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp nhất định. 
  • B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương.
  • C. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp xã hội.
  • D. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.

Câu 2: Đặc điểm của biệt ngữ xã hội là gì?

  • A. Từ ngữ được toàn dân đều biết và hiểu.
  • B. Phạm vi sử dụng trong một địa phương nhất định.
  • C. Là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng thể hiện ở ngữ âm, ngữ nghĩa.
  • D. Từ ngữ được ít người biết đến và sử dụng.

Câu 3: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội khác nhau ở điểm nào?

  • A. Phạm vi của từ ngữ địa phương rộng hơn biệt ngữ xã hội.
  • B. Phạm vi của từ ngữ địa phương hẹp hơn biệt ngữ xã hội.
  • C. Biệt ngữ xã hội có thể sử dụng ở mọi tầng lớp, từ ngữ địa phương chỉ sử dụng trong một tầng lớp nhất định.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 4: Trong bài thơ sau đây, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?

Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn thêm một tý rau thơm

Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!

(Chế Lan Viên)

  • A. Từ ngữ địa phương
  • B. Biệt ngữ xã hội
  • C. Từ toàn dân
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 5: Giải thích ý nghĩa của biệt ngữ “thiên tử”

  • A. Con của trời, xưa dùng để chỉ nhà vua.
  • B. Thuyền của nhân dân dùng để đánh bắt cá.
  • C. Con người.
  • D. Chỉ cái chết.

Câu 6: Tầng lớp nào thường sử dụng những biệt ngữ in đậm trong 2 câu sau

- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

- Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

  • A. Học sinh, sinh viên.
  • B. Nông dân.
  • C. Công nhân.
  • D. Trí thức.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra biệt ngữ xã hội ở câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Hãy giải nghĩa biệt ngữ đó.

“Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu.”

Câu 2 (2 điểm): Khi sử dụng biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? Tại sao không nên lạm dụng biệt ngữ xã hội?


1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

A

A

A

A

2. Tự luận

Câu 1:

- Biệt ngữ xã hội trong câu là: “gà”

- Lí do:

+ Về mặt hình thức: có dấu “”

+ Về mặt nội dung: có ý nghĩa khác với nghĩa toàn dân thường dùng của từ “gà”

- Giải nghĩa: “gà” ở đây chỉ những người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, còn kém cỏi.

Câu 2:

- Khi sử dụng biệt ngữ xã hội cần chú ý tới tình huống, ngữ cảnh mà mình đang ở. Ví dụ như nếu ta đang trình bày một bài phát biểu cần sự trang trọng thì chúng ta không nên sử dụng biệt ngữ xã hội mà cần phải sử dụng ngôn từ phù hợp với tình huống đó.

- Không nên lạm dụng biệt ngữ xã hội vì điều đó có thể khiến người khác khó hiểu, cản trở giao tiếp hoặc khiến người khác dễ hiểu nhầm về chúng ta.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác