Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 4 Cái kính

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Mắt của “tôi” trong truyện thực chất là bị làm sao?

  • A. Bị cận
  • B. Bị viễn
  • C. Bị loạn thị
  • D. Không bị làm sao

Câu 2: Chú ý đoạn “Lâu nay, tôi vẫn … bác học đấy!”. Vì sao nhân vật “tôi” muốn đeo kính?

  • A. Để biến bản thân mình thành một người trí thức ở vẻ bề ngoài.
  • B. Vì “tôi” là một trí thức bị xã hội không coi trọng.
  • C. Vì “tôi” bị lão thị.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Cái kính làm theo lời ông bác sĩ giỏi khác gì với cái làm theo lời ông đốc tờ?

  • A. “Tôi” không còn bị táo bón nữa mà bị tiêu chảy
  • B. Không còn gây ra chóng mặt buồn nôn nữa mà gây ra chảy nước mắt.
  • C. Mắt không còn bị lồi ra nữa mà bị lõm vào
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào tóm tắt đúng nội dung của văn bản?

  • A. Một người đàn ông thấy rằng mình mắt mình có vấn đề nên đi khám khắp nơi, tuy nhiên ông lại chỉ toàn gặp lang băm nên không chưa được bệnh, cuối cùng ông may mắn gặp được một vị danh y nên chưa được khỏi.
  • B. Một người đàn ông tưởng rằng mình mắt mình có vấn đề nên đi khám khắp nơi, mỗi nơi ông lại được xác định là mắc một bệnh khác, mỗi lần như thế ông lại thay kính, rồi cuối cùng nhận ra là mắt mình không làm sao cả và cũng không cần kính.
  • C. Văn bản là câu chuyện về quá trình đi chữa bệnh của một người nghèo khổ, gặp nhiều tình huống éo le, thông qua những tình huống đó, người đọc cảm thấy buồn cười.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Truyện châm biếm, phê phán kiểu người gì?

  • A. Thừa tiền, hễ nghĩ rằng mình có bệnh là đi khắp mọi nơi tìm cách chữa trị mà không xem xét thực tế vấn đề, dẫn đến tiền mất tật mang.
  • B. Luôn lo lắng, dễ bị ám ảnh là mình có vấn đề gì đó bởi những lời nói của người khác hay thông tin không thật mà thực chất thì chẳng có vấn đề gì cả.
  • C. Chuyên làm những điều sai trái như những vị bác sĩ trong truyện.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Có thể nhận thấy điều gì ở những lần gặp bác sĩ?

  • A. Bác sĩ ở lần sau giỏi hơn bác sĩ ở lần trước đó.
  • B. Bác sĩ ở lần sau dốt hơn bác sĩ ở lần trước đó.
  • C. Các bác sĩ đều không có chuyên môn.
  • D. Cả B và C.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu hậu quả của mỗi lần nhân vật “tôi” thay kính mới.

Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra kết cấu chung của những đoạn đi khám bác sĩ.


1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

B

B

B

A

2. Tự luận

Câu 1:

- Lần 1: Cứ đeo vào là “tôi” thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được.

- Lần 2: Không còn thấy chóng mặt, buồn nôn nữa, nhưng lúc nào cũng bị chảy nước mắt. Đam ra mắt “tôi” lúc nào cũng đỏ hoe; như khóc ai vậy. Tôi bị cái cảm giác thương xót rất lạ.

- Lần 3: Khi đeo vào, cái gì cũng như lùi hẳn ra xa.

- Lần 4: Khi đeo vào, nhìn cái gì cũng hoá hai.

- Lần 5: Các vật ở xa trông lại hoá gần.

Câu 2:

Những đoạn nhân vật “tôi” đi khám bác sĩ có một kết cấu chung là: một người nào đó thấy “tôi” gặp vấn đề về mắt khuyên “tôi” đi khám một vị bác sĩ mà họ biết – “tôi” đi khám – bác sĩ chỉ ra và trách mắng người trước làm sai – “tôi” thay kính mới – “tôi không gặp vấn đề trước đó nhưng lại gặp một vấn đề khác”.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác