Đề số 1: Đề kiểm tra lịch sử 8 Cánh diều bài 6 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ SỐ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1:Thời Trịnh Giang, chức tri phủ được bán với giá bao nhiêu?
- A. 500 quan
- B. 500 – 1200 quan
- C. 1500 – 2500 quan
- D. 5000 quan
Câu 2:Cuộc sống khó khăn về mọi mặt đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII:
- A. Vùng lên chống lại ách đô hộ của giặc ngoại xâm
- B. Vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến
- C. Phải di cư sang Xiêm, Miến Điện.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3:Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu kéo dài được bao lâu?
- A. 1 năm
- B. 10 năm
- C. 50 năm
- D. 150 năm
Câu 4:Câu nào sau đây đúng về phủ chúa vào giữa thế kỉ XVIII?
- A. Phủ chúa giữ mọi quyền hành, quanh năm tổ chức hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.
- B. Chúa Trịnh ở thời điểm này không còn chuyên quyền như các đời trước mà dần bị vua Lê bóp nghẹt.
- C. Chú Trịnh có những chính sách để giúp dân thoát khỏi nạn đói, loại bỏ tham quan, tổ chức thi cử.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Thời Trịnh Giang, ai được trọng dụng?
- A. Quan lại cao cấp có tài và thẳng thắn
- B. Hoạn quan
- C. Quan lại cấp thấp và người thân gia đình
- D. Những người có học
Câu 6: Xem hình ảnh ở câu 4 phần Thông hiểu. Cuộc khởi nghĩa số 6 là do ai?
- A. Nguyễn Danh Phương
- B. Lê Duy Mật
- C. Nguyễn Dương Hưng
- D. Nguyễn Huệ
Câu 7: Theo “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, tại sao ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII lại có tình trạng “có người vì thuế sơn sống mà chặt cây sơn; vì thuế vải lụa mà phá khung cửi; vì thu cá tôm mà phải cất giấu chài lưới,....”?
- A. Vì phủ chúa chỉ muốn dân chúng tập trung vào làm nông nghiệp thay vì làm nghề thủ công, tránh tình trạng nhiều thương nhân trở nên giàu có.
- B. Vì để có tiền giải quyết khó khăn, phủ chúa có lệnh “ai có nghề gì cũng đều phải nộp thuế” và mức thu thì quá cao.
- C. Vì những người này lo sợ sẽ bị chúa bán đi làm nô lệ ở những nơi khác.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Đây là lược đồ một số cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:
Cuộc khởi nghĩa số 2 là do ai?
- A. Nguyễn Tuyển – Nguyễn Cừ
- B. Vũ Dình Dung
- C. Nguyễn Hữu Cầu
- D. Hoàng Công Chất
Câu 9:Đâu không phải tác động/ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
- A. Các phong trào cuối cùng đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử
- B. Phong trào đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
- C. Các phong trào thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công
- D. Phong trào đã buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...
Câu 10:Theo “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, nạn đói ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII khủng khiếp đến mức nào?
- A. Dân phiêu tán dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường
- B. Giá gạo cao vọt, một trăm đồng tiền không được một bữa no
- C. Phủ chúa cũng thiếu gạo
- D. Dân phiêu tán dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường, giá gạo cao vọt, một trăm đồng tiền không được một bữa no
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | B | B | A | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | B | C | A | D |
Bình luận