Đề số 1: Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 18 Tác dụng làm quay của lực - Moment lực

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cánh tay đòn của lực bằng

  • A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
  • B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
  • C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  • D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.

Câu 2: Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi

  • A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
  • B. lực có giá song song với trục quay
  • C. lực có giá cắt trục quay
  • D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay

Câu 3:  Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng moment lực tác dụng lên vật có giá trị

  • A. bằng không.
  • B. luôn dương.
  • C. luôn âm.
  • D. khác không.

Câu 4: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là

  • A. 200 N.m.
  • B. 200 N/m.
  • C. 2 N.m.
  • D. 2 N/m.

Câu 5: Điền từ vào chỗ trống sao cho có nội dung phù hợp: “Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực (1) …… với 2 lực và có độ lớn bằng (2) …… các độ lớn của 2 lực thành phần”.

  • A. (1) song song, cùng chiều; (2) tổng.
  • B. (1) song song, ngược chiều; (2) tổng.
  • C. (1) song song, cùng chiều; (2) hiệu.

Câu 6: Một vật có trọng lượng riêng là 22000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

  1. A. 45 N

  2. B. 50 N

  3. C. 55 N

  4. D. 60 N

Câu 7: Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng?

  • A. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần.
  • B. Hợp lực có hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần.
  • C. Hợp lực có giá nằm trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần và chia thành những đoạn tỉ lệ thuận với độ lớn hai lực ấy.

Câu 8: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13 N và hợp lực của chúng có điểm đặt cách điểm đặt của lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp lực và lực còn lại.

  • A. 7,5 N và 20,5 N.
  • B. 10,5 N và 23,5 N.
  • C. 19,5 N và 32,5 N.
  • D. 15 N và 28 N.

Câu 9: Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100$cm^{3}$. Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000N/$m^{3}$. Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:

  • A. 1N; 8900N/$m^{3}$
  • B. 1,5N; 8900N/$m^{3}$
  • C. 1N; 7800N/$m^{3}$
  • D. 1,5N; 7800N/$m^{3}$

Câu 10: Thể tích miếng sắt là 2$dm^{3}$. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau biết trọng lượng riêng nước d = 10000N/$m^{3}$

  • A. F = 10N          
  • B. F = 20N          
  • C. F = 15N          
  • D. F = 25N


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

A

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

C

C

C

B


Bình luận

Giải bài tập những môn khác